NHO GIÁO - Trang 551

của Tống nho. Bởi vậy, qua sang đời nhàThanh, có bọn di nho nhà Minh, vì
danh nghĩa mà không ra làm quan, cứ ở nhà dạy học và làm sách, lập ra
phái Hán học. Phái ấy chủ ở sự nghiên cứu các Kinh, Truyện và các sách
sử, tìm tòi ở những sách cổ, suy xét lấy sự thực, nhận biết cái gì có nghĩa lý
rất phải thì theo, cho nên mới gọi là khảo chứng học

考證學. Cái phương

pháp của phái ấy không phải theo lối huấn hỗ của Hán nho, mà cái phạm vi
của sự khảo cứu cũng không chuyên ở Kinh học, nhưng theo cái đại thể thì
có điều giống như lối học của Hán nho, cho nên gọi là Hán học

漢學.

Người đứng đầu phái Hán học là Cố Viêm Võ, rồi đến Diễm Nhược Cự,
Mao Lý Linh, Hồ Vị, Giang Vĩnh, Huệ Sĩ Ký, Huệ Đông, Đái Chấn, v.v.
Những người ấy tiềm tâm ở sự khảo chứng và đều tinh thâm toán học cả,
cho nên những sách vở của phái ấy làm ra có phương pháp rất rõ ràng và có
nhiều ý kiến mới lạ. Những nhà tân học ngày nay thường ví sự hành động
của học phái ấy với sự hành động của Văn nghệ phục hưng (la Renaissance)
bên Âu Tây.
Cố Viêm Võ. Cố Viêm Võ

顧炎武, tự là Ninh Nhân 寜人, hiệu là Đình

Lâm

亭林 (1612 - 1681), người huyện Côn Sơn, tỉnh Giang Tô. Lúc nhà

Thanh lấy nước Tàu rồi, ông theo giúp nhà Minh không được, về nhà, bà
mẹ nhịn ăn mà chết, dặn ông không được thờ hai họ. Về sau ông nhất định
chung thân không ra làm quan với nhà Thanh. Trước ông ở Giang Tô, lúc ở
Côn Sơn, lúc ở Nam Kinh, sau vì có sự bất hòa với người làng, ông bèn bỏ
đi lên phía tây bắc, làm nhà ở đất Hoa âm, thuộc tỉnh Thiểm Tây, khai khẩn
ruộng đất để nuôi thân. Mỗi lúc có người muốn tiến ông vào làm quan, thì
ông hết sức từ chối. Hễ ai nài ép lắm, thì ông nói: Muốn để ông sống thì
đừng ép ông.
Ông học rất rộng, tinh nghề nghiên cứu, phàm những âm vận học cùng các
cái học khác như thiên văn, địa lý, toán pháp, điển lệ, không có điều gì là
ông không học đến chỗ căn bản. Ông xem nhị thập nhất sử, thập tam triều
thực lục, thiên hạ đồ kinh
tiền bối văn biên thuyết bộ, rồi thấy có điều gì
quan hệ đến sự lợi hại của dân sinh là ông biên chép ra, làm thành bộ sách
gọi là Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư

天下郡國利病書, một trăm hai

mười quyển. Sau ông lại đi du lãm các nơi ở phía tây và phía bắc nước Tàu,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.