NHO GIÁO - Trang 553

mà nói nhân, thì bảo là: “Bác học nhi đốc chí, thiết vấn nhi cận tư

博學而

篤志,切問而近思”. Những bậc quân tử đời nay thì không thế, tụ hợp
những bạn hữu và môn nhân đến hằng trăm hằng nghìn người, nói tâm, nói
tính, bỏ sự “đa học nhi thức

多學而識” để cầu cái phương nhất quán, bỏ sự

khốn cùng của bốn bề không nói, mà giảng điều “nguy vi tinh nhất

危微精

一”. Như thế, thì ắt là cái đạo phải cao hơn Phu Tử mà bọn đệ tử phải giỏi
hơn Tử Cống. Ta đây không giám biết vậy. Trong sách Mạnh Tử có hay nói
tâm, nói tính thật, nhưng đến khi bọn Vạn Chương, Công Tôn Sửu, Trần
Đại, Trần Trăn, Chu Tiêu, Bành Canh, hỏi đến, thì lời đáp lại của Mạnh Tử
thường chỉ ở trong khoảng: xuất xử, khứ tựu, từ thụ, thủ dữ mà thôi. Bởi thế
cho nên: tính, mệnh, trời, là Phu Tử ít nói đến, mà nay những bậc quân tử
thường hay nói đến; những lời biện luận về việc xuất xử, khứ tựu, từ thụ,
thủ dữ, là Khổng Tử và Mạnh Tử thường hay nói, mà nay những bậc quân
tử ít nói đến. Ta nay bảo cái đạo của thánh nhân thế nào? Rằng: “bác học ư
văn

搏學於文”, rằng: “hành kỷ hữu sỉ 行己有恥”; tự một thân mình cho

đến thiên hạ quốc gia là việc học vậy; tự đạo làm con, làm tôi, làm em, làm
bạn cho đến khoảng xuất nhập, vãng lai, từ thụ, thủ dữ, đều phải có việc
hữu sỉ. Kẻ đi học mà không nói cái sỉ, là người vô bản; không hiếu cổ đa
văn, là cái học hư không. Lấy cái người vô bản mà giảng cái học hư không
thì ta thấy ngày càng theo học thánh nhân mà càng xa thánh nhân vậy”.
Đó là lời Cố Đình Lâm bác cái học của phái Diêu Giang. Cái học của phái
ấy có chỗ lầm lớn, là đem cái học hình nhi thượng mà truyền bá ra cho hạng
người trung nhân dĩ hạ. Cái lỗi ấy là tại bọn Vương Long Khê muốn lên cao
quá, không theo lời dặn của Dương Minh, cho nên về sau thành ra một cái
học hoang phiếm không có cái gì là thiết thực chắc chắn. Cố Đình Lâm chê
chỗ ấy của Diêu Giang phái là rất phải, song ông đã biết rằng cái lý của tính
mệnh đã nói rõ ở Dịch truyện, thì sao lại nói cái học về tính và mệnh không
phải là Khổng học? Ông cũng nhận là Mạnh Tử chăm chăm nói tâm, nói
tính, thế có phải là trong Khổng học có cái học hình nhi thượng không? Chỗ
tinh vi của Khổng giáo là để cái học hình nhi thượng riêng cho thiểu trung
nhân dĩ thượng, và lấy cái học hình nhi thượng để chung tất cả cho các hạng
người. Những điều “bác học ư văn”, “hành kỷ hữu sỉ” cùng những việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.