NHO GIÁO - Trang 558

mình, thì nương tựa vào kẻ hiền đời xưa mà theo đuổi”. Hai cái tệ ấy rất hại
cho người ta, là bởi trong sự học ta thường hay bị người che lấp, đến khi ta
biết cái che lấp ấy, cố sức để thoát khỏi, thì ta lại bị ta che lấp ta. Ông muốn
học giả bỏ hết cái tính hay nương tựa vào người. Điều gì cũng vụ tìm cho
đến sự thực, chứ không phải theo mộl học thuyết nào. Ông thực hành cái
thuyết ấy trong sự học của ông, cho nên nói rằng: “Ta sở dĩ tìm ở trong các
Kinh, là sợ lời nói của thánh nhân hậu thế còn để mờ tối chăng. Song sự tìm
tòi ấy có điều mười phần được cả mười, có điều mười phần không được đủ
mười. Những điều mười phần được cả mười là so với các đời xưa mà không
có cái gì là không điều quán, hợp với đạo mà không còn nghi ngờ gì nữa,
lớn nhỏ xem hết, gốc ngọn xem kỹ. Nếu lại theo lời truyền văn để định cái
phải, chọn ở các thuyết để chọn lựa lấy cái tốt, lấy lời không ngôn để định
cái luận, tựa vào một cái cô chứng để tin cái suốt; tuy men dòng nước có thể
biết đến cái nguồn, nhưng mắt không thấy cái nguồn chảy thế nào; tuy lần
gốc có thể tới đến cái ngọn, nhưng tay không sờ đến cành xem các nhánh
mọc thế nào, đều là cái biết chưa được mười phần đủ cả mười; lấy lối ấy mà
học Kinh, thì mất cái ý “bất tri vi bất tri

不知爲不知”, chỉ là thêm một cái

ngờ hoặc, làm cho kẻ thức giả phải biện luận... Đã nghĩ sâu được mà gần
cái phải, rồi sau mới biết cái nào mười phần được cả mười, và cái nào mười
phần không được đủ mười. Tựa như cái dây chăng xem cây thẳng, chỗ mà
trước cho là thẳng, nay thấy rõ là cong; như nước để xem mặt đất phẳng,
chỗ mà trước cho là phẳng, nay thấy rõ là lõm, rồi mới truyền cái tin, không
truyền cái ngờ. Ngờ thì để khuyết, có như thế thì ngõ hầu học Kinh mới
không hại”. Cái phương pháp ấy chính đúng cái phương pháp nghiên cứu
của khoa học vậy.
Cái thực học không phải là dễ. Đái Đông Nguyên thường nói rằng: “Học có
ba điều khó: có khó yêm bác, cái khó thức đoán, cái khó tinh thẩm. Ba cái
khó ấy ta không đủ cho là có cả, nhưng đại khái về phần riêng của ta thì có
tự thị, và sự làm sách vở của ta đều do cái mối ở đó. Người đời trước nghe
rộng nhớ nhiều, làm sách đầy nhà, yêm bác thì có, mà tinh thẩm thì chưa
vậy…”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.