NHO GIÁO - Trang 560

nó là thiên lý, không phải nhân dục, thành ra việc nhỏ thì làm hại cho một
người, việc lớn thì làm hại cho cả thiên hạ quốc gia”.
Ông cho cái mà đời sau gọi là lý, là cái ý kiến của từng người, chứ thực thì
có tình và dục mà thôi. Ông tìm trong các Kinh, Truyện lấy chứng mà bác
cái học của Tống nho: “Sách Lễ Ký nói rằng: “Ẩm thực, nam nữ, nhân chi
đại dục tồn yên

飲食男女,人之大欲存焉”. Thánh nhân trị thiên hạ, thể

cái tình của dân, thỏa cái dục của dân, mà vương đạo đủ. Người ta biết họ
Lão, họ Trang, họ Thích, khác với thánh nhân. Nghe cái thuyết vô dục của
những họ ấy, còn chưa tin; đến khi theo Tống nho, thì tin là cũng giống như
cái học của thánh nhân. Lý với dục đã phân ra, người ta ai ai cũng nói được,
cho nên đời nay trị người, cho thánh hiền đời xưa thể cái tình của dân, thỏa
cái dục của dân, là sự nhỏ mọn ẩn khúc, không cần để ý, không đủ lấy làm
lạ. Kịp đến khi lấy lý mà trách người, thì dẫu bậc cao tiết trong thiên hạ,
cũng có thể lấy lý mà bắt tội được. Người tôn lấy lý trách kẻ ti, người
trưởng lấy lý trách kẻ ấu, người quý lấy lý trách kẻ tiện, tuy sai lầm cũng
cho là thuận. Kẻ ti, kẻ ấu, kẻ tiện mà có cái lý cãi lại, thì tuy phải vẫn cho là
trái. Bởi thế dưới không thể đem những điều đồng tình, đồng dục của thiên
hạ mà đạt lên người trên, người trên lấy lý trách kẻ dưới, mà cái tội của kẻ
dưới không biết bao nhiêu mà kể ra được. Người chết về pháp luật còn có
kẻ thương, người chết về lý thì còn có ai thương nữa!
“Cái thuyết lý với dục đã thánh lập rồi, thì phàm sự cảm xúc của những
thường tình ẩn khúc, như đói rét, sầu oán, ăn uống, trai gái, gọi là nhân dục
cả, cho nên chung thân thấy cái dục khó hạn chế. Vả khi mình đã tự tin là
mình không có dục, thì nghĩ không có hổ thẹn điều gì cả. Cái gì mà ý kiến
của mình đã cho là không phải, thì bảo là người ta tự bỏ mất cái 1ý. Đã tiệt
nhiên phân lý với dục ra làm hai, trị mình thì lấy những điều không phải là
dục làm lý, trị người ắt cũng phải lấy những điều không phải là dục làm lý,
đem cái cảm xúc của những thường tình ẩn khúc, như đói rét, sầu oán, ăn
uống, trai gái, cho là nhân dục, rất đáng khinh. Khinh cái đáng khinh là ta
trọng thiên lý vậy, trọng công nghĩa vậy. Lời nói rất đẹp, nhưng dùng ra để
trị người thì làm cái vạ cho người. Đến khi kẻ dưới lấy điều khi trá mà ứng
phó với người trên, thì bảo là bất thiện. Ấy là bởi sự phân biệt ra lý và dục,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.