NHO GIÁO - Trang 561

khiến khắp cả mọi người trong thiên hạ đều biến ra trá ngụy cả. Cái vạ đó
kể sao cho xiết!”
Đái Đông Nguyên đã công kích cái thuyết thiên lý và nhân dục, tất phải tìm
cái phương thế khác để bổ cứu cái tệ của người đời bây giờ. Ông cho cái
thiên đạo là âm dương và ngũ hành. Người ta sinh ra chịu một phần âm
duơng và ngũ hành và để làm tính, bởi thế mới có huyết, khí, tâm, tri. Có
huyết và khí, ấy là lòng đục; có tâm và tri, ấy là có tình, có tri. Cái mà cấp
đủ cho cái dục là thanh, sắc, xú, vị, nhân đó mà có cái yêu, cái sợ. Cái mà
phát ra ở tình là hỉ, nộ, ai, lạc, nhân đó mà có lúc thảm, lúc thư. Cái mà biện
biệt ở cái tri là xấu, tốt, phải, trái, nhân đó mà có sự ưa, sự ghét. Như thế là
ông phân cái nguyên chất của tính ra làm ba: dục, tình và tri, tức như ngày
nay các nhà tâm lý học chia tâm thần của người ta ra làm ý chí (volonté),
tình cảm (senhment) và trí tuệ (intelliggence). Xem cái tư tưởng và sự nghị
luận của ông, thì ông là một nhà Tây học ở nước Tàu thuở xưa vậy.
Cái tính đã như thế, thiện, ác bởi đâu mà ra? Đái Đông Nguyên mượn cái ý
trong kinh Dịch mà cho là Trời lấy sự sinh sinh làm đạo, thì người cũng
phải lấy sự sinh sinh làm đạo. Cái đức của sự sinh sinh là nhân. Ấy cho nên
đối với dục, mà chuyên ở cả dục của mình là ác, đồng với cái dục của mọi
người là thiện. Đối với tình, thì quá với bất cập là ác, trung tiết là thiện.
Điều lý thiện, ác cho vừa phải là ở cái trí. Vậy thiện, ác là gốc ở cái tính và
cái dục. Ông lấy Mạnh Tử mà giải cái nghĩa thánh hiền không nói vô dục:
“Mạnh Tử nói rằng: Dưỡng tâm mạc thiện ư quả dục

養心莫善於寡欲, rõ

là cái dục không thể không có được, chỉ làm cho ít đi mà thôi. Người ta
sống ở đời không gì hại bằng không được thỏa cái đời của mình. Muốn thỏa
cái đời của mình và cũng thỏa cái đời của người, ấy là nhân; muốn thỏa cái
đời của mình mà không đoái đến sự làm tàn hại cái đời của người, ấy là bất
nhân. Bất nhân thực khởi thỉ tự ở cái tâm muốn thỏa đời của mình; nếu
không có lòng muốn ấy, ắt là không có sự, bất nhân. Song nếu khiến không
có lòng muốn ấy, thì sự nhân sinh của thiên hạ hẹp lại mà người ta coi nhau
nhạt nhẽo. Mình đã không muốn thỏa cái đời của mình, mà thỏa cái đời của
người, là không có vậy”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.