NHO GIÁO - Trang 568

Nguyên nho học án

元儒學案, Minh nho học án 明儒學案, v.v. Trong

những sách ấy có bộ Minh nho học án rất có giá trị. Gần đây Tiết Phương
Xương nhặt các sách của ông, in ra một bộ gọi là: Lê Châu di trước vị tập
梨洲遺著彙集, 20 quyển.
Phái Tâm học trước chỉ lấy tâm làm chủ, đến Vương Dương Minh mới lấy
lương tri làm chủ, rồi Lưu Trấp Sơn lại lấy cái “độc” làm chủ, cho nên cái
học của Dương Minh chú trọng ở sự trí lương tri, mà cái học của Trấp Sơn
chú trọng ở sự thận độc. Hoàng Lê Châu là học trò Lưu Trấp Sơn tất là phải
theo cái tông chỉ của thầy.
Song muốn hiểu rõ cái nghĩa hai chữ “thận độc

慎獨” của Trấp Sơn và Lê

Châu, thì phải biết rằng: Nho giả thường vẫn cho là ở trong vũ trụ chỉ có
một cái khí chu lưu khắp cả trời đất và vạn vật. Khi ấy vô hình mà linh diệu
vô cùng, không có thỉ, không có chung và thông suốt cả mọi vật. Từ khi ấy
đến ngũ hành là chất, chứ không phải là khí nữa. Chất có hình, có thỉ, có
chung và không tương thông được. Vậy sự lưu hành biến hóa của trời đất là
do ở cái khí mà ra. Cái khí ấy “mạc chi vi nhi vi giả

莫之爲而爲者: không

làm gì mà có làm”. Nóng rét không mất cái quy tắc, vạn vật đều có trật tự;
trị, loạn, doanh, hư; tiêu, tức, thịnh, suy, tuần hoàn không thôi, nhật nguyệt
tinh thần đi lẫn lộn mà không mất chừng mực, không thấy dấu tích việc làm
mà tự nhiên thành tượng, như thế không thể bảo là trong chỗ mờ mờ ấy
không có cái sở chủ được. Cái sở chủ ấy gọi là Trời, là lấy cái nghĩa làm
chủ tể mà nói. Việc của Trời thì “mạc chi trí nhi chí giả

莫之致而致者:

không tìm đến mà đến”; như sự phú, quý, bần, tiện, sinh, tử, họa, phúc của
người đời là phần nhiều không triệu nó mà nó đến, ấy là cái khí hóa bất tề,
nhưng cái vận số tự có thuần tạp, người ta sinh ra trong khoảng ấy, ai cũng
phải chịu cái phép, không sao tránh được. Cái phép ấy gọi là mệnh, là lấy
cái nghĩa lưu hành mà nói. Việc lưu hành tuy bất tề nhưng vẫn có cái chủ tể
nhất định.
Nói về đạo Trời là thế, nói về đạo người thì ai đã sinh ra là bẩm thụ cái khí
để làm tâm. Tâm là phần thiêng liêng của khí. Cái tâm thể lưu hành luôn,
mà sự lưu hành ấy có điều lý, tức là tính. Sự lưu hành mà không mất trật tự,
tức là lý. Lý không thể thấy được, chỉ thấy ở khí; tính không thể thấy được,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.