NHO GIÁO - Trang 569

chỉ thấy ở tâm; tâm là khí vậy. Cho nên Lê Châu nói rằng: “Lý là cái tính có
hình, mà tính là cái lý không có hình. Lời tiên nho nói tính tức lý

性即理

thật là đúng cái huyết mạch của nghìn bậc thánh nhân vậy. Rút lại mà nói
thì đều là có một khí làm ra cả”. Ông lại nói rằng: “Người ta tuy chỉ có một
cái khí lưu hành, nhưng trong sự lưu hành ất có cái chủ tể, mà cái chủ tể ấy
không ở ngoài sự lưu hành, chính là cái điều lý của sự lưu hành. Xét ở sự
biến của khí thì gọi là lưu hành, xét ở sự bất biến thì gọi là chủ tể. Dưỡng
khí là khiến cái chủ tể thường còn lại, thì cái khí huyết hóa ra làm nghĩa lý;
bỏ mất cái chủ tể, thì nghĩa lý hóa ra làm khí huyết. Cái sai lầm chỉ ở chỗ
hào ly mà thôi”. Nuôi cái khí để giữ cho còn cái chủ tể bất biến ấy, tức là
giữ cho tròn cái “độc”, rồi thận trọng ở cái “độc” đó, tức là “thận độc” vậy”.
Lê Châu cho là tiên nho không biết ý giả tâm chi sở tồn

意者心之所存, mà

lại nói ý giả tâm chi sở phát

意者心之所发, cho nên mới có sự sai lầm.

Ông nói rằng: “Sách Trung Dung nói: Trí trung hòa. Chu Hối Am lấy tồn
dưỡng làm trí trung, tỉnh sát làm trí hòa, tuy trung và hòa cũng đều trí cả,
nhưng vẫn chưa khỏi phân động, tĩnh ra làm hai đoạn, thành ra cái công phu
có hai cái dụng, về sau Vương Long Khê theo sự cảm ứng của nhật dụng
luân vật để trí cái minh sát. Âu Dương Nam đã lấy cảm ứng biến hóa làm
lương tri, ấy là trí hòa mà không trí trung; Nhiếp Song Giang, La Niệm Am
chủ ở sự quy tịch thủ tĩnh, ấy là trí trung mà không trí hòa. Các thuyết của
chư nho không có thuyết nào là không nói tiền hậu, nội ngoại, hồn nhiên
nhất thể
, thế mà hoặc nhiếp cảm để quy tịch, hoặc duyên tịch để khởi cảm,
rút lại vẫn có chỗ thiên lệch, là bởi vì tôn sùng cái thuyết ý giả tâm chi sở
phát
. Trí trung thì cho là cái ý không đủ làm bằng cứ, mà phải vượt qua hẳn
cái ý; trí hòa thì cho cái động là cái bản nhiên của ý, mà cố đuổi theo cho
được cả trung hòa kiêm trí ở trong ý, thành ra có cái công phu trước cái ý và
cái công phu sau cái ý, mà ý thì ngắt đôi ra. Giả sử sớm biết cái thuyết ý giả
tâm chi sở tồn
, thì cái chỗ dụng công chỉ có một ý mà thôi, trừ bỏ được sự
ngắt đứt ra và mới nói được: tiền hậu, nội ngoại, hồn nhiên nhất thể”.
Xem hai câu ý giả tâm chi sở phátý giả tâm chi sở tồn, thì cái nghĩa
không xa nhau là mấy, vì rằng tâm có phát thì ta mới biết là nó còn, chứ tâm
không phát thì lấy gì mà biết là còn được? Song Lê Châu muốn để chữ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.