NHO GIÁO - Trang 570

“tồn” là cốt khiến học giả chú trọng ở cái độc thể của tâm mà không thể
đuổi theo sự phát động của tâm. Như thế thì cái công phu chỉ ở trong hai
chữ “thận độc” là đủ vậy.
Hoàng Lê Châu không những là một nhà triết học uyên thâm, phát minh
được cái học Vương Dương Minh và Lưu Trấp Sơn, mà lại là một nhà khảo
cứu rất tính tương và phê bình rất xác đáng ở đời Thanh sơ. Ông cho là từ
đời Nam Tống về sau những nhà giảng học hay đàm luận tính mệnh, mà
không bàn đến cái học huấn hỗ; những kẻ hậu học nói đến Kinh thì theo
Hán nho, mà lập thân thì theo Tống học.
Bàn về cái học của Chu Hối Am và Lục Tượng Sơn, ông nói rằng: “Học
của họ Chu thì cốt giảng sự học vấn, bảo học phải cách vật, cùng lý, là cái
bậc thang để người lên cõi thành; nếu chỉ tự tín là mình phải, một mình suy
nghĩ ở trong tâm, như thế thì “sư tâm tự dụng

師心自用”. Học của họ Lục

thì chuộng sự tôn trọng đức tính, bảo trước phải lập định về điều lớn; điều
lớn đã đứng vững, thì không bị phải điều nhỏ đoạt đi được. Nếu cái bản thể
không rõ, mà chỉ chăm chăm dụng công về việc ở ngoài, như thế là nước
không có nguồn vậy”. Bàn về cái học cuối đời nhà Minh, ông nói rằng:
“Người đời Minh giảng học, cứ nhặt những cái cám bã ở các sách Ngữ lục,
chứ không lấy sáu Kinh làm căn bản, bỏ sách lại mà đi theo du đàm cho nên
mới sinh ra cái lưu tệ”. Ông bảo: “Học giả trước hết cần phải học hết các
Kinh để học theo sự kinh thế; nhưng cứ câu chấp một kinh thuật, vẫn không
thích hợp với sự dùng. Muốn khỏi làm kẻ vu nho, thì phải kiêm đọc các
sách. Xem vậy thì cái học của ông có phần sở đắc hơn cả là sử học.
Cái học của Hoàng Lê Châu tuy lấy Kinh học và Sử học làm chủ, nhưng
vẫn lấy tâm học làm trọng, cho nên nói rằng: “Đọc sách không nhiều, thì
không lấy gì chứng rõ cho sự biến hóa của lý. Đọc sách nhiều mà không
cầu ở tâm, thì lại là tục học”. Bởi vậy, phàm những người theo cái học của
ông, không bị cái lưu tệ về sự giảng học.
Sách của ông mà có ảnh hưởng đến sự tư tưởng đời nay là bộ Minh di đãi
phóng lục
. Trong sách ấy, ông bàn về đạo làm vua, làm tôi cùng với những
pháp luật, học hiệu, điền chế, binh chế, tài kế, v.v. Đại lược là ông lấy
vương đạo mà giải quyết những vấn đế ấy. Cố Đình Lâm xem sách ấy, nói

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.