NHO GIÁO - Trang 573

làm tôi mà khinh thị sự lầm than của dân, thì dẫu hay giúp vua mà dấy, theo
vua mà mất, đối với cái đạo làm tôi vẫn chưa từng không trái vậy…”
(Nguyên thần). Những lời bàn về đạo vua tôi ấy rất đúng với nghĩa câu:
Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của Mạnh Tử.
Trị thiên hạ phải có phép. Nhưng cái phép của tiên vương để lợi chung cho
cả thiên hạ, cái phép của đời sau cốt để lợi riêng cho một nhà, một họ.
Hoàng Lê Châu nói rằng: “Tam Đại trở lên có phép, Tam Đại về sau không
có phép, tại làm sao? Nhị đế, tam vương biết thiên hạ không thể không có
ăn, trao cho ruộng để cày cấy; biết thiên hạ không thể không có mặc, trao
cho đất để trồng dâu, trồng gai; biết thiên hạ không thể không có dạy, đặt ra
nhà học nhà hiệu để dấy sự dạy; định ra lễ hôn nhằm để ngăn sự đâm; nuôi
sĩ tốt, dùng binh khí, để phòng sự loạn. Ấy là phép của đời Tam Đại về
trước, không bao giờ vì một mình mà lập ra vậy. Bậc nhân chủ đời sau, đã
được thiên hạ rồi, chỉ sợ cái tộ mệnh của mình không được lâu dài, con
cháu không thể giữ được mãi, lo nghĩ đến việc chưa xảy ra mà lập làm
phép. Như thế thì cái gọi là phép, là cái phép một nhà, chứ không phải là cái
phép của thiên hạ. Ấy cho nên nhà Tần biến phong kiến làm quận huyện, vì
quận huyện có thể lấy được làm của tư của ta vậy; nhà Hán đặt ra thứ
nghiệt

84

để làm phiên binh cho ta vậy; nhà Tống giải binh của các phương

trấn, vì cho là phương trấn không lợi cho ta vậy. Những phép ấy không có
chút gì là cái lòng vì thiên hạ cả, mà cũng gọi là phép được vậy ôi! Phép
của đời Tam Đại, chứa thiên hạ ở trong thiên hạ. Cái lợi sơn trạch bất tất
phải lấy hết; cái quyền thưởng phạt không ngờ có sai sót; kẻ quý không chỉ
ở triều đình, kẻ tiện không chỉ ở chỗ thảo măng. Người đời sau bàn phép ấy
cho là rất sơ lược, người trong thiên hạ không thấy cái khả muốn của kẻ
trên, không thấy cái khả ghét của kẻ dưới. Phép càng sơ mà cái loạn càng ít,
ấy thế gọi là “vô pháp chi pháp

無法之法” vậy. Phép của hậu thế, chứa

thiên hạ vào trong rương hòm, cái lợi không muốn để rơi xuống cho kẻ
dưới; cái phúc chỉ muốn giữ cho kẻ trên. Dùng một người, thì nghi có tự tư;
lại dùng một người nữa để hạn chế cái tư; làm một việc, thì lo người ta lừa
dối, lại đặt ra một việc nữa để phòng cái lừa dối. Người trong thiên hạ ai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.