NHO GIÁO - Trang 591

các quan và những người thứ dân tuấn tú vào học tập, và đặt học quan ở các
phủ, các lộ, để trông coi việc giáo hóa. Vua lại bắt các quan từ tứ phẩm trở
xuống phải đi thi minh kinh, nghĩa là quan văn thì phải thi các kinh sử,
quan võ thì phải thi võ kinh. Đến đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497)
năm thi sự văn học ở nước ta cực thịnh. Nhà vua định lệ ba năm một lần thi:
mùa thu năm trước thi hương, mùa xuân năm sau thi hội và thi đình. Những
người đỗ tiến sĩ được khắc tên vào bia đá để ở văn miếu.
Từ đời nhà Lê về sau, trải qua nhà Mạc, nhà Hậu Lê trung hưng và nhà
Nguyễn sự nho học ở Việt Nam tuy thật là thịnh, nhưng học giả trong nước
thường có cái sở đoản rất lớn, là phần nhiều chỉ học lối khoa cử, vụ lấy văn
chương để cầu sự đỗ đạt, chứ không có mấy người học đến chỗ uyên thâm
của Nho giáo, để tìm thấy cái đạo lý cao xa, hoặc là đề xướng lên cái học
thuyết nào thật có giá trị như các nho giả bên Tàu. Đó thật là chỗ kém của
học giả nước ta.
Cái học khoa cử ở nước Việt Nam truyền mãi đến năm Tây lịch 1915 ở Bắc
kỳ và 1918 ở Trung kỳ mới bỏ hẳn. Từ đó, phần thì vì cái hoàn cảnh bắt
buộc, phần thì vì sự sinh hoạt bức bách, những thiếu niên trong nước chỉ
chăm lo theo Tây học, không ai đoái hoài đến Nho học nữa. Thậm chí
những nhà cựu học cũng mập mờ không rõ cái hay, cái dở của tân học và
cựu học là thế nào, đều theo gió mà lả về một mặt. Thành thử sự nho học
càng ngày càng suy, mà cái cơ sinh tồn của Nho giáo ở Việt Nam hiện nay
cũng chỉ còn mỏng manh như sợi tơ sợi tóc vậy.
Nhân vật nho học ở Việt Nam. Nước Việt Nam ta từ đời nhà Lý trở đi,
nhờ có nho học đã sản xuất được bao nhiêu người trung nghĩa hiền lương,
và người có tài cán, có tiết tháo, đủ làm vẻ vang cho nước nhà. Nay ta hãy
kể lược qua những người có danh tiếng lớn trong các đời, để chứng rõ cái
hiệu quả sự nho học ở nước Nam ta.
Trong đời nhà Lý sự học tuy chưa được mở mang cho lắm, nhưng bởi có
nho học mà có những người như Lý Đạo Thành

李道成, tôn thất nhà Lý,

chịu cố mệnh của vua Thánh Tông, giúp ấu chúa là Nhân Tông, sửa sang
việc chính trị, dự bị binh lương, làm cho nước ta thuở ấy có đủ thế lực, bắc
chống với Tàu, nam đánh được Chiêm thành. Trương Bá Ngọc

張伯玉 là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.