Tiều Ẩn
樵隱. Ông học rất rộng và bao giờ cũng giữ sư đạo rất nghiêm. Khi
ông mất rồi vua Dụ Tông cho tên thụy là Văn Trinh
文貞, và đem vào tòng
tự ở văn miếu. Sách của ông làm, có bộ Tứ thư thuyết ước
四書說約 và bộ
Tiều ẩn thi
樵隱詩 truyền ở đời.
Trong đời nhà Hồ có Lý Tử Cấu
李子搆 là một nhà ẩn dật cao sĩ; Võ Mộng
Nguyên
武夢原, sau ra làm quan với nhà Lê, nổi tiếng là người văn học
đương thời.
Đời nhà Lê có Nguyễn Trãi
阮豸, hiệu là Ức Trai 抑齋, người làng Nhị
Khê, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông bây giờ, đỗ thái học sinh đời nhà
Hồ. Ông học suốt kinh, sử, bách gia và thao lược binh thư. Khi nhà Minh
sang chiếm cứ nước ta, ông theo giúp vua Lê Thái Tổ làm bậc đệ nhất công
thần nhà Lê. Lê Văn Linh
黎文靈là người nho học có trí thức cùng với
Nguyễn Trãi giúp vua Lê Thái Tổ lập được nhiều công. Về sau những
người nổi tiếng là danh nho như Bùi Cẩm Hổ
裴擒虎, Nguyễn Thiên Tích
阮天錫, Nguyễn Trực 阮直 đỗ trạng nguyên đời vua Thái Tông, Nguyễn
Như Đổ
阮如堵 đỗ bảng nhãn đời vua Thái Tông, Lương Thế Vinh 粱世榮
đỗ trạng nguyên đời vua Thánh Tông, Đỗ Nhuận
杜閏 và Thân Nhân Trung
申仁中 đều đỗ đồng tiến sĩ đời vua Thánh Tông. Hai người này cùng làm
bộ Thiên nam dư hạ tập
天南餘暇集, 100 quyển, nói về điển tích các đời.
Sách ấy về sau mất mát đi, chỉ còn có mấy quyển truyện ở đời. Lương Đắc
Bằng
粱得朋 đỗ bảng nhãn đời vua Hiến Tông, sang sứ bên nhà Minh được
bộ sách Thái Ất thần kinh
太乙神經 truyền cho Nguyễn Bỉnh Khiêm đời
nhà Mạc.
Đời nhà Mạc có Nguyễn Bỉnh Khiêm
阮秉謙, tự là Hanh Phủ 亨甫, người
huyện Vĩnh Lại, đỗ trạng nguyên đời Mạc Đăng Doanh. Ông làm quan
được tám năm đến chức lại bộ tả thị lang thì xin về, làm nhà gọi là Bạch
Vân am, tự hiệu là cư sĩ. Sau vua nhà Mạc phong cho chức Lại bộ thượng
thư Trình quốc công. Ông học rất rộng và rất tinh Dịch lý, điều gì cũng biết
trước. Ông không làm sách bàn về việc học, nhưng hay làm văn thơ bằng
quốc âm, ngụ những ý nghĩa sâu xa. Văn của ông rất giản dị tự nhiên mà có
lắm ý vị. Học trò của ông nhiều người thành đạt như Phùng Khắc Khoan,
Lương Hữu Khánh đều là bậc văn sĩ tài giỏi, giúp nhà Hậu Lê trung hưng.