联珠詩集, 4 quyển; Quế đường thi tập 桂堂詩集, 4 quyển; Toàn Việt thi
tập
全越詩集, 20 quyển; Hoàng Việt văn hải 皇越文海, mấy quyển; Âm
chất văn chú
陰隲文註, 2 quyển; Vân đài loại ngữ 芸臺類語, 4 quyển;
Kiến văn tiểu lục
見聞小錄, 2 quyển.
Đời nhà Nguyễn vào khoảng sơ diệp có di nho nhà Lê như Phạm Quý Thích
范 貴 適 阮 攸 , Nguyễn Du đều là người có học thức rộng và có tài văn
chương. Ở đời Minh Mệnh có Lý Văn Phức
李文馥 là người học giỏi và có
tài làm văn; Nguyễn Công Trứ
阮公箸, có tài lỗi lạc hơn cả các quan triều
Nguyễn, ông là một người quan văn mà đánh đông, dẹp bắc lặp được nhiều
võ công. Ông đã giỏi nghề làm văn và lại có tài chính trị, ở đâu thì hết lòng
mở mang việc nông phố, làm cho dân được nhờ rất nhiều. Ở đời Tự Đức, có
Nguyễn Văn Siêu
阮文超 và Cao Bá Quát 高伯适 nổi tiếng là người có học
thức rộng và có tài làm văn thơ. Về sau lại có Nguyễn Khuyến
阮勸 ở làng
Yên Đổ, tỉnh Hà Nam, cũng nổi tiếng là người giỏi thơ.
Những người nho học nổi tiếng về sử học ở các đời, thì ở đời nhà Trần có
Lê Văn Hưu
黎文休 làm bộ Đại Việt sử ký 大越史記, 30 quyển; Hồ Tôn
Thốc
胡宗鷟 làm bộ Việt sử cương mục 越史綱目, mấy quyển. Ở đời nhà
Lê có Phan Phù Tiên
潘孚先, làm bộ Sử ký tục biên 史記續編 10 quyển;
Ngô Sĩ Liên
呉 士 連 , làm bộ Sử ký toàn thư 史 記 全 書 , 15 quyển; Võ
Quỳnh
武瓊, làm bộ Việt giám thông khảo 越鑑通考, 26 quyển; Lê Hi 黎僖
làm bộ Sử ký tục biên
史記續編, mấy quyển, Nguyễn Nghiễm 阮儼 làm bộ
Việt sử bị lãm
越史備覽, 7 quyển, Ngô Thời Sĩ 呉时時仕越史標按làm bộ
Việt sử tiêu án, 10 quyển. Ở đời nhà Nguyễn có Phan Huy Chú
潘暉註 làm
hộ Lịch triều hiến chương
曆朝獻章, 49 quyển. Những nhà sử học ấy đều
là đại thủ bút ở nước Việt Nam ta vậy.
Ẫy là nói đại khái những bậc danh thần hiền tướng có sự nghiệp lớn và có
danh vọng to trong nho lưu. Ngoại giả còn những người nho học uyên
thâm, khí tiết cao thượng, ẩn đặt ở chốn lâm tuyền, không chịu ra ứng dụng
ở đời.
Những bậc ấy cũng khá nhiều, song hãy kể mấy người như Ngô Thế Lân,
Đặng Thái Phương, Nguyễn Thiếp để làm chứng cho sự nho học của ta
không đến nỗi thiển bạc lắm.