NHO GIÁO - Trang 596

Ngô Thế Lân

呉世憐, tự là Hoàn Than 完灘 hiệu là Ái Trúc Trai 愛竹齋 là

một dật sĩ ở đất Thuận Hóa vào khoảng Hậu Lê mạt diệp, ông là người học
rộng, giỏi văn, có làm bộ sách Phong trúc tập

風竹集, 2 quyển, ở đầu bộ

sách ấy ông làm bài đề nói rằng: “Gió là vật không có chất mà có khí, trúc
là vật có chất mà không có tâm, cho nên trúc nhân gió mà thành tiếng, gió
nhân trúc mà có hình tích. Bởi thế gió đến mà trúc kêu, gió đi thì trúc thôi;
gió lớn thì kêu lớn, gió nhỏ thì kêu nhỏ; đó là tại gió chứ không phải tại
trúc. Trúc vốn là tự như: cao như tiếng hạc, lanh lảnh như tiếng rồng, ồ ồ
như tiếng sóng, từ từ như tiếng trúc bội, tiếng u có thể sửa được lòng tục,
tiếng thanh có thể sửa được nỗi phiền, càng kêu càng lạ, mà không bao giờ
hết được, cũng là tại vô tâm, mà sự diệu ứng là ở gió vậy. Tuy thế mặc dù,
cái mà làm cho thiên cơ xướng phát, chân vận du dương là cũng bởi cái thú
tự đắc của thính giả. Nhã hay tục, thuần hay tì, có dự gì đến trúc. Trúc ôi!
Trúc ôi! Cái hữu thủ của ta là ở trúc vậy”. Xem ý bài đề ấy, thì biết Ngô
Thế Lân có cái tư tưởng uyên bác, và cái chí khí cao kỷ. Ông đem gió và
trúc mà hình dung được sự lưu hành và sự cảm ứng của hình và khí, khiến
độc giả nhân đó mà đạt tới cái lẽ huyền bí của trời đất.
Thuở ấy có người bạn của ông là Nguyễn Mỹ Cô

阮美沽 làm bài tựa quyển

sách ấy, nói rằng: “Cái tiếng của muôn vật nhiều vậy. Có thứ bởi phồn
thanh mà ra, có thứ bởi nguyên thanh mà ra. Nguyên thanh là tiếng trời,
phồn thanh là tiếng người. Tiếng người có tà, chính khác nhau, tiếng trời thì
không có tà, chính khác nhau. Tìm cái chính của thiên thanh trong nhân
thanh, thì hấp thuần kiểu dịch

85

翕純皦繹 như tiếng cung 宮, tiếng thương

86

, tiết tấu mà sự điều lý rõ ràng không loạn. Vui, cười, giận, mắng, cảm

xúc với cảnh vật mà thành thơ, tính tình đều được cái chính, ấy là thiên
thanh của người vậy. Còn cái tiếng khóc mà đến đau đớn, vui sướng mà đến
dâm đãng, như những khúc Bộc thượng tang gian, ấy là nhân thanh của
người vậy. Thiên thanh thác ngụ ở muôn vật mà muôn vật vốn là tự nhiên,
như tiếng suối, tiếng tùng, tiếng chim mùa xuân, tiếng trùng mùa thu, tiếng
hạt mưa ở cây chuối, tiếng gió, tiếng trúc, có cái phẩm vị u dật, âm điệu
thanh nhã, khiến cho người ta nghe, sinh ra cái lòng cao xa như hạc ở ngoài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.