thực là đủ, cần gì phải nói nhiều”. Ông đọc sách Tính Lý đại toàn rồi làm
mấy bài thơ, có những câu:
Kinh tàn thánh viễn học mông mông,
Thiên cổ Trình, Chu đắc chính tông.
經殘聖遠學蒙
天古程朱得正宗
Hay là:
Thử lý tòng lai cụ thử thân,
Ngô nho ưu học hất ưu bần.
Nghĩa tồn đỉnh hoạch như vô vật,
Đạo khuất lâm tuyền dã khả nhân.
此理從來具此身
吾儒憂學不憂貧
義存鼎鑊如無物
道屈林泉也可人
Xem ý những câu thơ ấy, thì biết cái học của ông sở đắc ở cái học Trình,
Chu và đã có cái công hàm dưỡng rất sâu ở trong Nho giáo vậy.
Đến cuối đời Cảnh Hưng nhà Hậu Lê, tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ, lúc ra
đánh Bắc Hà, nghe tiếng ông, sai người đem lễ vật đến mời ông ra giúp,
ông nhất định không lấy lễ và không ra. Nguyễn Huệ rất lấy làm tôn trọng
và thường cứ cho người đem thư từ đi lại cố mời ông ra giúp việc nước.
Ông lấy lẽ già yếu mà từ chối. Mỗi khi Nguyễn Huệ đem vàng lụa cho ông,
ông trả lại hết cả, không nhận chút gì. Đến khi Nguyễn Huệ lên làm vua,
niên hiệu là Quang Trung, lại sai quan đến đón ông mấy lần, ông cũng từ
chối. Sau ông có làm bài biểu bàn ba điều. Một là bàn quân đức
君 德 ,
khuyên vua học sách thánh hiền để biết rõ cái đạo trị nước. Hai là bàn dân
tâm
民心, khuyên vua nên dùng nhân chính để yên lòng người. Ba là bàn
học pháp
學法, khuyên vua nên mở nhà học nhà hiệu, lấy tam cương ngũ
thường mà giữ thế đạo và nhân tâm cho bền vững. Năm sau vua Quang
Trung định dời đô về Nghệ An và lập nhà Sùng Chính thư viện để mời ông
ra làm viện trương, chỉnh đốn việc học theo học quy của Chu tử. Việc ấy
chưa kịp thi hành thì vua Quang Trưng mất.