NHO GIÁO - Trang 592

một người nho học, cầm quân đi đánh giặc Nùng, giữ cho bờ cõi được yên
trị. Sau ông lại giúp ấu chúa là Thần Tông, làm một bậc danh thần trong
nước. Tô Hiến Thành

蘇献誠 là một nhà chính trị văn võ kiêm toàn, thường

đi đánh dẹp lập được nhiều công. Ông chịu cố mệnh của vua Thần Tông gìn
giữ tự quân một cách rất trung thành, khiến kẻ tà nịnh không dám làm bậy.
Ngoài những sự nghiệp đã làm về việc chính trị và võ bị, ông lại hết lòng lo
việc mở mang văn học, thật là một bậc danh thần có phong thể chẳng kém
người đời xưa bên Tàu. Những người ấy tuy không phải là người học giả
chuyên nghề luận đạo và làm văn, nhưng chính là người đem cái tinh hoa
nho học mà thi thố ra ở công việc làm, cho nên ta có thể gọi là danh nho
được vậy.
Đến đời nhà Trần, nho học thịnh hơn đời nhà Lý và có nhiều nho giả chân
chính, như Mạc Đĩnh Chi

莫挺之, tự là Tiết Phu 節夫, đỗ trạng nguyên đời

vua Trần Anh Tông (1293 - 1314). Ông người thấp nhỏ xấu xí, nhưng thông
minh lạ thường, và làm quan rất thanh khiết. Khi ông sang sứ bên nhà
Nguyên, thường lấy văn chương làm cho người Tàu phải phục. Nguyễn
Trung Ngạn

阮忠彥, tự là Giới Hiên 介軒, đỗ hoàng giáp đời vua Trần Anh

Tông, có tài chính trị và giỏi biện luận. Có bộ sách Giới hiên toàn tập

介軒

全集 truyền ở đời. Trương Hán Siêu 張漢超, tự Thăng Am 升庵, làm quan
đời Trần Anh tông và Trần Minh Tông. Tính ông rất cương nghị và giỏi cả
văn chương và chính trị. Lê Lạp

黎拉, tự là Bá Đạt 伯達, làm quan đời vua

Minh Tông và Dụ Tông, lấy sự làm sáng cái đạo của thánh nhân làm chức
phận của mình. Phạm Sư Mạnh

范師孟, tự là Úy Trai 畏齋, làm quan đời

vua Minh Tông và Dụ Tông, có tài khí hùng mại và giỏi nghề văn chương,
có sách Hiệp thạch tập

峡石集 truyền ở đời. Chu Văn An, người huyện

Thanh Trì, tỉnh Hà Đông bây giờ. Ông là một nhà đạo học có tiếng ở nước
Nam ta. Trước ông ở nhà đọc sách và dạy học. Những người đã làm quan
trong triều như bọn Lê Lạp và Phạm Sư Mạnh đều đến xin làm đệ tử. Vua
Minh Tông nhà Trần nghe tiếng, vời ông vào làm chức tư nghiệp ở quốc tử
giám. Đến khi vua Dụ Tông lên trị vì, bỏ trễ việc triều chính, ông can ngăn
không được, bèn dâng số xin chém bảy người nịnh thần, gọi là “thất trảm
sớ”. Vua không nghe, ông liền thôi quan về nhà ở đất Chí Linh, tự hiệu là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.