NHO GIÁO - Trang 613

trích riêng gì một ai cả. Vả tôi cũng chắc là Phan quân không có ngờ gì cho
tôi về việc đó.
Chuyện ấy là ngoài cái vấn đề ta đã bàn định với nhau ở đây, song cũng
phải nói qua để cho rõ cái tình thực của tôi, chỉ chú ý về cái học vấn của
người mình mà thôi. Vậy xin nhập đề ngay vào Khổng giáo mà Phan quân
đã xướng lên mấy điều cho là không đúng với cái đạo của họ Khổng.
1. Phan Khôi tiên sinh cho là Tống nho không phải là Khổng giáo. Việc đó
tôi đã nói qua trong sách của tôi rồi, sau này đến khi bàn đến Tống nho tôi
sẽ xin bàn rõ thêm. Nhưng thiết tưởng rằng đại phàm cái tư tưởng, cái học
vấn, cũng như vạn vật trong vũ trụ, phải theo thời mà biến hóa thì mới sinh
tồn được, miễn là cái tinh thần lúc nào cũng linh hoạt không đến nỗi như
một thứ gỗ mục thì thôi. Khổng giáo vốn là cái đạo thiên lý mà lưu hành,
mà sinh sinh, tất là không nên giữ mãi một mực như lúc đầu. Bởi vậy, ngay
từ đời Chiến Quốc, cách Khổng Tử độ hơn một trăm năm, mà cái học của
Mạnh Tử đã có nhiều điều không giống cái học của Khổng Tử rồi, huống
chi đến đời Tống cách Khổng Tử hàng nghìn rưỡi năm, sự sinh hoạt, cách
tư tưởng đều khác với đời thượng cổ. Vậy theo cái lý đương nhiên thì tất là
Nho giáo đời Tống không giống Nho giáo đời Xuân Thu. Và trong khi các
tông giáo như Lão giáo và Phật giáo cũng thịnh hành lên, dẫu các nhà nho
học muốn giữ cái đạo họ Khổng cho tinh thần thế nào mặc lòng, cũng
không sao mà tránh khỏi được cái thế lực của những tông giáo kia. Vậy nên
khi ta xét đến cái học thuyết trong một thời đại, ta phải biết cái thêm, cái
bớt để cho rõ cái chân tướng thời đại ấy. Nếu lấy cái cớ rằng Tống nho có
chịu cái ảnh hưởng của Lão giáo và Phật giáo mà nói rằng Tống nho không
phải là Khổng giáo, thì tôi e rằng sự học vấn không được đúng.
Còn như nói rằng Khổng Tử chỉ nói có Thái Cực chứ không nói đến Vô
Cực, thì quả thực như vậy. Cái tông chỉ của Khổng giáo là chỉ nói cái động
thể, không nói cái tĩnh thể của vũ trụ. Song biết đâu Khổng Tử đã đi học
Lão Tử lại không nghĩ đến Vô Cực. Vì trước khi có cái đó, tất phải có cái
không. Có lẽ bởi cái ý ấy cho nên Chu Liêm Khê khi làm ra Thái Cực Đồ
đem chữ Vô Cực để lên trên chữ Thái Cực, tưởng đó cũng là một cách hiểu
rõ cái đạo họ Khổng vậy. Giả sử ta cứ theo phần hình nhi hạ mà suy, thì có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.