NHO GIÁO - Trang 616

Phan quân nhận rằng chữ trí của Khổng Tử không phải là lý trí. Chính thế,
chữ trí của Khổng Tử quả như lời ông nói thật. Chữ lý trí là chữ người ta
mới đặt ra để dịch chữ raison của Tây. Tôi đã từng giải nghĩa chữ lý trí.
Chữ lý trí không có trong sách Nho giáo, nhưng cứ theo lời Mạnh Tử, thì lý
trí tức là cái trí xuyên tạc của người, chứ không phải là cái trí công nhiên
như cái trí của vua Vũ trị thủy. Tôi nói Khổng Tử không nói đến lý trí nghĩa
là không nói đến cái trí xuyên tạc, cứ phải lấy tư tâm mà suy tính hơn thiệt.
Vì rằng đạo của Ngài là thuần nhiên theo thiên lý, không theo tư tâm. Ngài
nói rằng: “Thận tư chi, minh biện chi

慎思之,明辯之 là nói dùng cái lý

sáng suốt tự nhiên mà nghĩ ngợi, mà biện biệt, chứ không phải dùng cái lý
trí xuyên tạc để tính cái hơn cái thiệt của mình. Vậy nên ngài nói trong sách
Kinh Dịch rằng: “Sung sung vãng lai, bằng tòng nhĩ tư

憧憧往來, 朋從爾

思”. Dùng cái lý sáng suốt tự nhiên mà cách vật mà trí tri là hay, dùng cái lý
trí tức là cái trí xuyên tạc là dở. Cái ý nghĩa ấy thật rõ trong Khổng giáo.
3. Phan tiên sinh nói rằng đạo trung dung của Khổng Tử khó lắm, không thể
đem ra mà thi hành được, nên bỏ đi, đừng nói đến nữa. Vậy tôi xin hỏi tiên
sinh rằng khi ta xét một cái học thuyết thì phải xét rõ cái mối, hay là cứ cái
gì thích thì nói, cái gì không thích thì bỏ. Cứ như ý tôi thì phàm đã gọi là
học thuyết là bao giờ cũng phải rao cao một cái lý tưởng, để cho người ta
noi theo. Cái lý tưởng ấy tất là phải khó, thì kẻ học giả mới phải cố gắng
cho tới gần được. Cái hiệu quả hay hay dở là ở sự cố gắng hay không cố
gắng đó mà thôi.
Đạo của Khổng Tử lấy nhân làm cực diễm, lấy trung dung làm sự hành đạo,
cho nên nói rằng: “Cực cao minh nhi đạo trung dung

極高明而道中庸”.

Thế mà Phan tiên sinh lại bảo rằng Khổng Tử không dạy người ta theo đạo
trung dung, thì tôi không biết Ngài dạy người ta cái gì. Ngài cho cái đạo
trung dung là đạo hay mà trông thấy nhiều người không biết theo, cho nên
Ngài nói rằng: “Đạo trung dung rất mực vậy, thế mà người ít hay theo được
đã lâu
”. Câu ấy là Ngài phàn nàn, chứ không phải là Ngài bảo người ta
đừng theo. Nhân khi nói đến đạo trung dung, Ngài nói rằng: “Ai là người
không ăn, không uống, thế mà ít người biết mùi vậy
”. Xem mấy lời ấy thì
biết rằng Ngài muốn người ta theo đạo trung dung là dường nào! Vả cứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.