NHO GIÁO - Trang 619

Phan quân lại viện câu: “Tính khí vi vật, du hồn vi biến

性氣爲物,游魂爲

變” ở trong kinh Dịch ra làm bằng chứng. Trong câu ấy Phan quân chủ lấy
chữ biến mà cho là đã biến đi thì còn đâu là quỉ thần nữa. Xưa nay ta vẫn
học chữ biến là đổi hình thể, chứ không có nghĩa là mất hẳn đi. Có khi ta
nói “biến đi mất” là nói không trông thấy nữa. Vậy câu ấy cũng không đủ
làm bằng chứng đạo họ Khổng là đạo vô thần.
Phan quân cũng biết rằng những câu nói trên kia không chứng rõ được cho
cái thuyết vô thần của đạo Khổng, bèn viện chứng ở họ Mặc. Muốn biết cái
bằng chứng họ Mặc có xác thực hay không, ta phải biết cái học của họ Mặc
và cái học của họ Khổng khác nhau là thế nào. Họ Mặc nhận có trời và có
quỉ thần, mà trời và quỉ thần có ý chí và thưởng điều thiện, phạt điều ác. Sự
tín ngưỡng của họ Mặc tự hồ sự tín ngưỡng của các tông giáo bên Tây
phương. Họ Khổng cũng nhận có trời và có quỉ thần, nhưng cho trời là cái
lý, quỉ thần là cái linh khí; cái lý và cái khí ấy có thể cảm ứng với người ta
được, là vì người cùng đồng một lý và một khí với trời và quỉ thần. Cái học
của họ Khổng là cái học thiên địa vạn vật nhất thể tức là cái học rất cao
trong các học thuyết.
Họ Khổng và họ Mặc đã có cái tư tưởng không hợp nhau, tất là công kích
nhau, cho nên Mặc Tử mới nói: “Nho dĩ thiên vi bất minh, dĩ quỉ vi bất thần
儒以天爲不明,以鬼爲不神”. Chữ bất minhbất thần không phải là nói
không có. Mặc thì nói rằng trời và quỉ thần chủ trương việc người. Nho thì
nói trời và quỉ thần không chủ trương việc người. Hai bên khác nhau là thế.
Vậy mà Phan quân lẩy câu ấy làm cái bằng chứng chắc chắn ràng đạo
Khổng là đạo vô thần, thế chẳng hóa ra lầm lẫn hay sao.
Tôi sở dĩ dẫn mấy câu: “Tam hậu tại thiên

三后在天” và “Văn Vương trắc

giáng, tại Đế tả hữu

文 王 陟 降, 在 帝 左 右” ở trong Kinh Thi ra làm

bằng chứng cái đạo hữu thần của họ Khổng, là tuy đã hay rằng những câu
ấy là lời của con cháu Văn Vương nói ra, song con cháu Văn Vương đã tin
như thế, tất là người đời bấy giờ cũng tin như thế, mà Khổng Tử lúc san
Kinh Thi còn để lại tất là cũng tin như thế. Vả ta hãy xét các dân tộc đời cổ,
không có dân tộc nào là không tin có quỉ thần, về sau sự học vấn thịnh hành
lên, mới có thuyết vô thần. Tuy nhiên cũng không có mấy người theo, vì nó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.