NHO GIÁO - Trang 623

quân quyền

君權 ấy là cái chính thể đổ. Vậy nên tôi nói rằng: “Bất kỳ ở vào

thời đại nào, hai chữ trung quân vẫn có nghĩa chính đáng”.
Phan quân đem hai chữ lập hiến

立獻 để bác cái nghĩa chữ quân. Vậy lập

hiến là cái gì? Có phải là những lời ước định rõ cách thi hành cái quân
quyền đó không? Người nào giữ cái cơ quan nào, phải theo cái giới hạn đã
định... hễ ngoài cái giới hạn ấy là phạm tội. Người phạm tội ấy là bất trung
với quân, thì người khác lại có quyền được trừng trị. Vậy cái ý nghĩa lập
hiến đời nay với cái ý nghĩa của Khổng giáo có khác nhau là bao nhiêu.
Tôi đã nói người học Nho giáo phải đạt tới cái tinh thần mới hay, chứ đừng
cố chấp theo từng chữ từng nghĩa vụn vặt mà thành ra hủ nho như ta đã
trông thấy.
Tôi nói cái xã hội ngày nay chỉ đổi được cái danh mà không đổi được cái
thực. Điều ấy thật quả thế, chứ không phải là nói ngoa. Tôi dám hỏi Phan
tiên sinh rằng đã có cái xã hội nào bỏ được cái quân quyền như tôi đã nói
trên kia chưa? Dân tộc này đánh đổ cái chính thể chuyên chế đi, định ra lập
hiến để giao cái quân quyền cho một bọn người, gọi là cộng hòa, Dân tộc
kia nổi lên định ra lập hiến để hạn chế cái uy quyền của ông vua gọi là quân
chủ lập hiến. Rút cục lại, người làm dân vẫn chịu cái quân quyền, có khi đỡ
được một chút chuyên chế của một người, thì lại bị sự chuyên chế của một
bọn. Người đóng thuế vẫn phải đóng thuế, người đi lính vẫn phải đi lính,
người hèn yếu vẫn phải bị người khỏe mạnh bắt nạt. Cái danh tuy đổi mà
cái thực vẫn còn.
Khổng giáo sở dĩ có cái hay là muốn theo chính thể nào cũng được, cốt nhất
là hợp thời thuận lý thì thôi, và bao giờ cũng bắt người trên phải làm những
điều chân chính, phải thương dân, yêu dân, đừng để dân đói khổ, đừng làm
điều hà lạm, khiến dân được an cư lạc nghiệp. Muốn được như thế thì từ
vua, quan cho chí người thường ai cũng lo sửa mình, biết điều nhân nghĩa
hiểu lẽ công bằng, ai cũng làm việc nghĩa trước việc lợi. Nếu người một xã
hội mà số nhiều được như thế, thì dẫu theo chính thể nào, nước cũng trị
được.
Tôi nói như thế là nói thực tình, chứ không phải như Phan tiên sinh đã nói
là vì cái cảm tình của tôi đối với Nho giáo mà nói một cách tống tình đâu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.