Tây học mau như thế, thì ra cái tinh thần Tây học mạnh nhất mà cái tinh
thần Nho học suy nhược lắm thật! Tôi càng nghĩ càng xót xa đau đớn cho
cái tinh thần nước nhà, đến nỗi hàng lệ chứa chan. Hay là vì tôi không cho
Tây học là mãn nguyện, quay trở lại làm bạn với Nho giáo, cho nên lại bị
Nho giáo quyến rũ mà mê đi như thế chăng. Có lẽ cái tinh thần Khổng giáo
và cái tinh thần tây học khác nhau ở một chút mối tình đó chăng?
Dẫu thế nào mặc lòng, xem đó thì biết Phan quân với tôi đi hai con đường
khác nhau. Thôi thì tiên sinh đã chia ra tả hữu, thì tiên sinh cứ đi đường tả,
tôi cứ đi đường hữu, mong rằng một ngày kia ta cùng nhau tới một chỗ cao
ráo sạch sẽ, tiên sinh thì đem cái tài năng của tây học, tôi thì đem những vật
liệu của nước nhà, rồi hai ta cùng ra sức xây lấy một cái nhà thật đẹp theo
kiểu mẫu rất mới, mà vẫn là nhà của ta, chứ không giống nhà của người.
Lúc ấy ta cùng nhau cả cười rằng ra đi con dường khác nhau mà cùng tới
một cái mục đích.
Nếu được như vậy, thì ta cũng có thể phảng phất như câu Mạnh Tử nói:
Quân tử diệc nhân nhi dĩ hỹ, hà tất đồng
君子亦仁而已矣,何必同?