Cứ như ý tôi thì tôi cho đạo ấy là hay, là phải, và tôi muốn rằng người mình
có cái tinh thần riêng của mình. Nếư ta biết gây bón nó lên, thì nó cũng có
thể mạnh mẽ tốt tươi như cái tinh thần của người ta. Cái gì của ta hay thì ta
giữ lấy, cái gì ta không có thì ta đi học của người, làm thế nào cho ta lớn lên
được mà ta vẫn là ta, chứ không lẫn với người. Ấy là bụng thực của tôi như
thế. Tôi vẫn biết Nho giáo như ta đã thi hành ra tự xưa đến nay có nhiều
điều dở. Những cái dở đó là vì người mình không biết dùng lấy cái tinh thần
mà chỉ khư khư giữ lấy cái cặn bã, mình không biết tùy thời mà biến đổi, để
đến khi đổ bẹp cả, rồi không biết tự hỏi, lại đổ tội cho Nho giáo. Xét ra tông
giáo nào và học thuật nào cũng vậy, người sáng lập ra chỉ biết dạy mình cái
tông chỉ mà thôi. Về sau cái hình thể cứ biến mãi đi, đến khi không biến
được nữa là mất. Nho giáo sở dĩ đến mực này là vì ta không biết theo thời
mà biến. Giả sử ta bỏ hết những cái vụn vặt cặn bã đi, những cái ấy có lẽ
thích hợp với thời cổ mà không thích hợp với thời này nữa: rồi ta rút lấy cái
tinh thần, gây nó lên cho mạnh mẽ, thì biết đâu ta lại không làm được việc
rất đáng làm hay sao?
Trước kia tôi cũng như Phan quân, điều gì của ta, tôi cũng cho là dở, muốn
bỏ đi cho hết, để đi lượm lặt của người về mà thay vào, sau dần dần tôi thấy
những cái mình muốn lặt của người, lại là cái bã người ta nhai chán đã
muốn nhả ra. Nếu mình lại chạy theo mà lượm:lấy đem về làm của quý, thế
chẳng hóa ra mình dại lắm ru!
Tôi chắc Phan quân cũng biết rằng ngay ở bên Tây, những nhà thức giả có
nhiều người cũng lấy cái cảnh tượng xã hội ngày nay làm lo, còn đi tìm tòi,
xem có cách gì mà sửa đổi lại được không. Huống chi ta đây cũng là tai
mắt, có đủ trí tuệ, ta há lại không làm ra được việc gì là riêng của ta, mà lại
cứ nhất nhất phải chạy theo đuôi người ta làm gì.
Phan tiên sinh với tôi cùng nhau đã được trò chuyện một đôi lần, tôi biết
tiên sinh là người có học thức và lại có nhiệt tâm về sự cải cách của xã liộì
ta, Nhưng tôi e rằng tiên sinh nóng ruột quá cho nên vội muốn theo Tây
học. Tiên sinh nhiệt tâm đến nỗi cái tinh thần nuôi tiên sinh từ thuở nhỏ đến
giờ, mà đến khi tiên sinh chia tay ra đi, không được một giọt nước mắt!
Tiên sinh vốn không phải là người Tây học, mà nhiễm được cái tinh thần