NHO GIÁO - Trang 628

Nhân tiện đây xin nói để Phan tiên sinh hay rằng tôi xem sách tây thấy
trong quyển “Le puits de Saint Claire” của Anatole France chương XIII và
XIV, bàn về chân lý có nhiều ý nghĩa rất hay và văn tự lại rõ ràng, có nhiều
ý vị lắm. Giá tiên sinh có rồi, nên lấy mà xem, chắc cũng có lợi.
Đó là mấy lời tôi bàn phiếm với Phan tiên sinh, nhân gặp nhau ở tờ báo, thì
nói chuyện mà thôi, chứ không phải câu chuyện mà tiên sinh mời tôi đến
nhà cô Logique để bàn những điều quan hệ đến Khổng giáo,
Bởi vì Phan tiên sinh đã có lòng tốt mời tôi đi nói chuyện, thì tôi đâu dám
từ chối. Nhưng có một điều là nhà cô ấy, tôi đã từng được đến nhiều lần rồi.
Nhà thật đẹp, đường lối rất phân minh và rất sạch sẽ, vào trong nhà thì có
ngăn nắp, buồng nào ra buồng ấy, nhưng chỉ phải một tội là đã vào buồng
nào, thì các cửa đóng bịt lại, chỉ để mở có một cửa sổ. Lúc đầu mới vào còn
lạ, thì cũng thích, Sau ngồi lâu nhìn ra ngoài, chỉ thấy ánh sáng có một mặt
còn thì không trông thấy mặt khác có những gì nữa, thành ra chán và mỏi.
Người ta bảo rằng đi học thì phải đến qua nhà cô ấy rồi sau mới biết rõ mọi
việc, cho nên ai cũng phải đến đó một độ. Song mỗi khi tôi ở nhà ấy ra,
được trông đông, trông tây, thấy mặt nào cũng có cái cảnh lạ, tỗi lấy làm
thỏa thích lắm. Bởi vậy về sau lúc nào nghe nói đến nhà cô Logique tôi vẫn
ngài ngại. Nay Phan tiên sinh lại rủ tôi đến đó nói chuyện, tôi cũng theo đi
nhưng không được vui lòng.
Tôi theo Phan tiên sinh đến đó, lại thấy cái nhà ấy vẫn như cũ. Tiên sinh
ngồi nói chuyện sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử. Tôi nghe tiên sinh nói
xong, đứng dậy mời tiên sinh trở về cái nhà học cũ của ta mà nói chuyện
cho mát mẻ. Về đến cái nhà này, thấy chung quanh cây cối mọc tự nhiên,
không có sửa sang gì mấy. Ở trong nhà thì bốn mặt mở toang ra, trông về
mặt nào cũng được. Ngồi uống xong chén nước trà thơm của ta, rồi tôi đem
những câu chuyện Phan tiên sinh nói lúc nãy mà bàn lại.
1. Phan tiên sinh theo khuôn phép của cô Logique mà chê câu Khổng Tử trả
lời cho Mạnh Ý Tử là mô-lăng. Nếu lấy câu ấy mà không nghĩ đến cái cách
lập giáo của Khổng Tử, thì bẻ như thế cũng có lẽ phải. Nhưng theo cái
phương pháp của Ngài thì có hai lối: một là ai hỏi Ngài điều gì, Ngài xem
người ấy sở trường hay sở đoản về cái gì, rồi Ngài liệu mà trả lời cho hiểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.