NHO GIÁO - Trang 630

bắt, ấy là hợp cái nghĩa chí công trong pháp luật. Người làm thiên tử là chí
tôn, nhưng thiên tử cũng là người, tất là có cái tình cha con; cha lâm nạn thì
con phải cứu, đừng có vị cái quyển thế mà bỏ cái bổn phận làm con, ấy là
hợp đạo hiếu. Ông Cao Dao làm quan giữ phép, phải làm như thế mới cực
điểm về sự tận tâm của kẻ nhân thần, vua Thuấn làm con phải làm như thế,
mới đến cái cực điểm về sự tận tâm của người làm con. Ấy thế là bên nghĩa,
bên hiếu lưỡng toàn cả.
Ông Viên Mai chê Đào Ứng hỏi bậy và ông Mạnh Tử trả lờì bậy, là tại ông
Viên Mai không hiểu rõ cái ý trong câu hỏi và câu trả lời của Đào Ứng và
Mạnh Tử, cốt lấy một chuyện không có để hỏi xem nếu có như thế, thì hai
bậc thánh nhân làm vua, làm quan xử trí ra làm sao. Cùng như người nghĩ
ra một bài tính đố, rồi đem ra cho người ta, xem giải quyết thế nào. Có lẽ
nào lại bảo bài tính đố ấy không có thực, thì không được ra mà cũng không
được trả lời. Thế mà Phan tiên sinh lại không xét kỹ, rồi đem phép luận lý ở
đâu ra mà cắt nghĩa sở dĩ tại sao mà bậy. Thế cũng đáng lấy làm kỳ thực!
Giả sử Đào Ứng có hỏi rằng vua Thuấn làm thiên tử mà Cổ Tẩu giết người
là tại làm sao? Thế mà Mạnh Tử lại trả lời như đã chép trong sách, thì mới
bẻ là trái phép luận lý được. Đằng này câu hỏi của người ta có ý rõ ràng, mà
câu trả lời cũng phân minh như thế, mà Phan tiên sinh bẻ là bậy và cho là
không thành lập, thì thật tôi không hiểu cái phép luận lý của tiên sinh. Có lẽ
vì cô Logique có nhan sắc làm cho tiên sinh quẫn đi chăng?
Trong câu vấn đáp của Đào Ứng và Mạnh Tử có ý nói về đạo lý, cốt xem có
hợp lý hay không, chứ không nói có làm được hay không làm được. Đáng
lẽ là lý đã thuận, là việc làm được, nhưng vì người đời có mấy ai chịu theo
lý đâu. Đó là cái khốn nạn của nhân loại cứ nói lý thì biết là phải, mà đến
lúc làm, thì lý đi một đường, việc làm đi một nẻo, bởi thế cho nên mới
thành ra bao nhiêu sự bất nghĩa, bất nhân!
Trong khi Mạnh Tử đang giảng cái nghĩa của người làm quan phải thế nào
mới hết chức vụ, mà Phan tiên sinh lại nói “bắt thế nào được ông Thái
thượng hoàng”. Nói như thế, thì còn bàn lý làm sao được nữa. Việc ông
Thái thượng hoàng có tội mà cứ bắt, là thuộc về phần lý; việc người có tội
là ông Thái thượng hoàng, không bắt được, là thuộc về phần thế. Phép là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.