NHO GIÁO - Trang 629

ngay. Hai là: “Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát. Cử nhất ngung bất dĩ
tam ngung phản, tắc bất phục dã

不憤不啟,不悱不發。舉一隅不以三隅

反,則不復也”. Nếu theo cái lối trên thì khi Ngài nói hai chữ “vô vi” là
đúng vào cái bệnh của Mạnh Ý Tử rồi, cho nên hiểu ngay mà nín lặng. Ngài
không phải giảng thêm nữa. Nếu Mạnh Ý Tử là người ngu, nghe hai chữ ấy,
không hiểu, mà cứ nín lặng, thì trúng vào lối thứ hai, Ngài cũng không bảo
gì nữa, Ngài đã lập ra phương pháp ấy, thì bao giờ cũng thực tiễn như thế
mãi, ấy là hợp với cái lý quán thông trong cái đạo của Ngài. Phàn Trì nghe
nói điều ấy không hiểu, liền hỏi ngay, cho nên Ngài mới giảng rõ cho mà
nghe. Vậy trước sau vẫn dùng đúng cái phương pháp của mình là “tuần
tuần thiện dụ

循循善諭” tức là hợp với phép luận lý.

Vì chưng có hai chữ “vô vi” và câu hỏi của Phàn Trì cho nên mới rõ cái
phương pháp của Khổng Tử. Nếu hai chữ ấy mà không có nghĩa lý gì, thì
chắc hẳn chẳng ai chép lại làm gì. Đã không chép lại, thì biết đâu là có, mà
lo không hiểu.
Vậy Phan tiên sinh bẻ chương ấy, là chỉ nệ về một phép luận lý, mà chưa
hiểu hết lý đó mà thôi. Như thế là một điều rất nên cẩn thận trong sự học
vấn.
2. Phan tiên sinh lấy chương vấn đáp của Đào Ứng và Mạnh Tử mà viện cái
lẽ cho Mạnh Tử là mậu vọng, thì tôi e là chính tiên sinh mậu vọng, chứ
không phải là Mạnh Tử. Đây tôi hãy xin để riêng phép luận lý của tiên sinh
ra một chỗ, mà cứ theo cái lý tự nhiên mà xét lời vấn đáp của Đào Ứng mà
Mạnh Tử xem có hợp lý hay không.
Chuyện thực là Cổ Tẩu không phải giết người, mà vua Thuấn cũng không
phải đến nỗi đem cha đi trốn. Song cái ý của Đào Ứng là đặt ra một chuyện
không có, nhưng có thể xảy ra được, để hỏi xem giả sử bậc thánh nhân lâm
phải việc lưỡng nan như thế thì giải quyết ra làm sao. Lưỡng nan là người
làm quan phải giữ phép mà người phạm tội là ông Thái thượng hoàng;
người làm thiên tử là con, mà người phạm tội là cha. Người làm quan và
người làm thiên tử ấy lâm phải việc khó xử như thế thì làm thế nào? Mạnh
Tử lấy cái ý lưỡng toàn mà đáp lại. Lưỡng toàn là người làm quan giữ phép
nước là không được tư, dẫu ông Thái thượng hoàng có phạm tội cũng cứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.