giữ cho cái tâm hư và tĩnh, không để nó bị tế tắc ở chỗ nào, thì mãi “tinh
nghĩa nhập thần
精義入神” và mới biết rõ những điều cao xa. Nên chi ta
phải chú ý vào trực giác, là cái biết rất nhanh, rất sáng của tâm. Nhờ có trực
giác thì ta mới đạt tới cái chân lý, thường hay ẩn khuất khó biết rõ được.
Phan tiên sinh chỉ thiên về một mặt lý trí, muốn chuyên dùng mấy cái quy
thức của luận lý học, không nghĩ gì đến cái tâm, và cái nghĩa lý khác nhất
nhất thu cả vào một cái khuôn nhất định, rồi đem cái đạo uyên bác của
thánh hiền vào cái khuôn ấy mà xét, thì tài nào không sai lầm được. Cái học
của thánh hiền có nhiều điều tinh vi, hễ ta vô ý, sai mất một hào ly là lầm
đến nghìn dặm. Nếu ta không thận trọng, không đem cái tâm công chính hư
tĩnh mà cân nhắc điều phải điều trái, thì thành ra ta làm hại đạo, và lại làm
thiệt thời cho sự học vấn. Tôi biết Phan tiên sinh nhiệt tâm về sự học vấn,
cho nên tôi lấy tình thực mà trung cáo, xin tiên sinh nghĩ lại, đừng kể kẻ
học giả chê mình là người nông nổi. Khổng Tử dạy rằng: “Quân tử ư kỳ
ngôn, vô sở cẩu nhi dĩ hỷ
君子於其言,無所茍而已矣: Ta nên nhớ câu ấy
mà giữ mình trong khi biện luận, có lẽ cũng đỡ được nhiều sự sai lầm vậy.