NHO GIÁO - Trang 639

chữ lương tri và chữ trực trong chữ trực giác, không tỏ hết được nghĩa chữ
lương tri và chữ trực giác, cho nên ta phải theo cái định nghĩa của hai chữ
ấy, mà không theo cái nghĩa đen chữ lương và chữ trực. Bởi lẽ ấy, cho nên
tôi nói rằng lương tri tức là trực giác. Phan tiên sinh không hiểu như thế,
cho chữ lương là lành mà lương tri là biết điều lành, chữ trực là thẳng, mà
trực giác là biết thẳng, cho nên tiên sinh nói rằng: “Lương tri là nói về tánh
còn trực giác chỉ nói về cái cách nhận thức của nhà triết học dừng mà thôi”.
Phan tiên sinh với tôi mỗi người theo một ý hiểu của mình mà nói, cho nên
mới thành ra không đồng với nhau được. Nay tôi cứ theo cái định nghĩa của
chữ lương tri và chữ trực giác mà giữ vững cái ý kiến của tôi, phải, trái thế
nào xin để độc giả tự quyết định lấy, thì có lẽ êm hơn.
2. Trung dung. Phan tiên sinh nói rằng Khổng Tử cho đạo trung dung là cực
khó, mà tôi lại bảo là dễ. Trước tôi xem không kỹ, thành thử bàn ra ngoài để
mất mấy điều, nay xin bàn lại cho rõ. Nhân vì tôi viết trong quyển Nho giáo
rằng: “Đạo của Khổng Tử là đạo trung dung, tuy không huyền diệu siêu việt
như đạo Lão, đạo Phật, nhưng cũng cao minh lắm và lại rất thích hợp với
chân lý, thật là cái đạo xử thế rất hay, rất phải, ai theo cũng được và thi
hành ra đời nào cũng được”. Đó là cái khởi điểm sự biện luận của Phan tiên
sinh với tôi, trong vấn đề này. Ý tôi nói trong câu ấy là thế này. Đạo trung
dung tức là đạo người quân tử của họ Khổng, rất hay rất phải, người xứ nào
theo cũng được, mà bao giờ thi hành ra cũng được, cũng như là nói đạo ấy
đã là cái đạo phải thì dẫu người ở xứ nào hay là thời nào cũng cần phải
theo. Nói như thế không có ý gì là ý bảo đạo ấy rất dễ. Vì Phan tiên sinh
ngộ nhận chỗ ấy cho nên mới trách tôi nói không đúng, rồi tiên sinh mới
viện những lời của Khổng Tử cho trung dung là rất khó để bác cái thuyết
của tôi. Quả thật không lúc nào tôi nghĩ đến sự cho trung dung là dễ, bởi vì
tôi đã xem kỹ sách Trung Dung, tôi lại không biết là Khổng Tử nói đạo ấy
là khó hay sao? Tôi chỉ nói rằng đạo ấy rất hay, ai dùng, hay dùng vào thời
nào cùng hợp lý, chứ không phải dở hay là trái thời.
Chỗ ấy đã rõ rồi, thì nay nên xét xem tại sao Khổng Tử đã cho trung dung
là khó mà lại còn đem dạy người ta. Cứ như tôi hiểu, thì thỉ chung Khổng
Tử vẫn lấy trung dung mà hành đạo, vì trung dung là vừa phải, không thái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.