NHO GIÁO - Trang 641

cái địa vị tôn quý về đường tinh thần. Ấy cái lý tưởng của Nho giáo là thế.
Cái lý tưởng ấy cũng như lý tưởng của các tông giáo khác, của các học
thuyết khác, phải có một cái rất khó, để khiến người ta cố gắng mà luyện
tập. Tông giáo nào hay là học thuyết nào mà bỏ mất cái khó đi, thì không
phải là tông giáo, là học thuyết nữa.
Song Phan tiên sinh lại nói: vì cái khó của trung dung cho nên mới thành ra
có bọn hương nguyện. Điều ấy tôi đã nói trong số 60 báo Phụ nữ này rồi.
Chỉ cốt có một điều người theo cái lý tưởng trung dung cũng như theo cái lý
tưởng khác, có thành thực hay không. Thành thực là được, không thành
thực là bậy, là hương nguyện, là đáng khinh bỉ. Vậy như ý tôi thì ta nên
công kích bọn hương nguyện, mà ta không nên bỏ trung dung. Phan tiên
sinh nói là: giận rận đốt áo. Song áo có rận là vì ta không biết cách ăn ở cho
sạch sẽ. Nay ta muốn không có rận, thì phải biết ở sạch và đem áo mà giặt,
mà nấu lên, cho chết hết rận, chứ việc gì đem đốt áo đi, có phí của không?
Đốt áo cũ đi mặc áo mới vào, mà lại ở bẩn như trước thì biết đâu rồi lại
không có nhiều rận hơn trước. Vậy có rận thì trừ rận đi, xin đừng đốt áo.
3. Quân quyền. Về cái lý thuyết quân quyền của Nho giáo, thì tôi đã bàn với
Phan tiên sinh hết lẽ rồi. Phan tiên sinh tuy không chịu, nhưng cũng không
cãi lại nữa. Nếu quả thật tôi được đồng ý với Khang Hữu Vi tiên sinh bên
Tàu, thì thật là cái vinh dự cho tôi. Còn như tôi: “Việc sờ sờ trước mắt mà
cắt nghĩa ra như thế
” thì tôi xin đáp lại rằng: “Việc sờ sờ trước mắt là một
lẽ, việc nói nghĩa lý là một lẽ”. Có khi việc nghĩa lý không hợp với cái cảnh
hiển nhiên trước mắt. Ta đi học ta theo cái nghĩa lý, chứ không cần phải
theo cái cảnh hiển nhiên trước mắt. Nói rằng Khổng Tử thờ vua lúc nào
cũng tỏ ra lòng kính trọng, là đời Khổng Tử cái quân quyền thuộc về ông
vua, mà cái nghĩa ngườì làm tôi đối với ông vua lúc ấy phải như thế. Đến
đời nay cái quân quyền đã biến đổi cái hình thể đi rồi, giả sử Khổng Tử có
sinh ra ở đời nay thì cũng theo cái nghĩa làm người đời nay mà đối với quân
quyền, chứ không như trước nữa. Đó là đúng với cái đạo tùy thời của Ngài.
Tôi cứ theo cái nghĩa lý mà nói, còn việc lạ tai hay không, không phải là
việc nghĩa lý. Có khi ta thấy việc thuận tai, thuận mắt, mà vẫn là trái; mà
việc lạ tai, lạ mắt, lại là phải. Vậy ta cứ việc phải mà theo. Chữ quân đổi ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.