NHO GIÁO - Trang 643

là vì cái phương pháp không giống như phương pháp của Tây, cho nên khi
mới xem qua, ta thường không trông thấy. Như tâm lý học thì vẫn là một
phần trọng yếu trong cái học của Khổng Tử, nhưng không lập ra thành
thuyết rõ ràng, về sau Mạnh Tử và Tuân Tử mới giảng diễn rõ hơn. Về phần
luận lý học thì chính Khổng Tử khởi đầu xướng lên cái học chính danh,
nhưng cái thuyết của ngài chỉ thật rõ ổ mấy câu trong sách Luận Ngữ
ngấm ngầm ở trong sách Xuân Thu mà thôi, rồi sau đến Tuân Tử mới lập
thành ra cái thuyết, khả cho là có giá trị lắm.
Khổng Tử sở dĩ không dùng phép luận lý như của Tây, là vì Ngài chủ lấy
trực giác của tâm làm cái biết nhanh hơn và rõ hơn. Trong cái trực giác ấy
tuy gồm có cả lý trí nữa, nhưng lý trí không phải là phần chủ động, cho nên
khi ta xem xét điều gì trong Khổng giáo, nếu ta không đem cái tâm hư nhất
mà trông rộng ra ngoài vòng lý trí, thì thường không thấy rõ được. Cái phép
luận lý của Khổng giáo vẫn hợp lý mà lại có phần sâu xa hơn, nhưng chỉ vì
khó lắm, ít người theo được. Song nó cùng là một phương pháp.
Ta sở dĩ không thể lấy một lý trí mà xét cái chân lý được là vì lý trí nó
không được chắc chắn lắm. Hãy xem như đến đời nay, những nhà triết học
như ông Boutroux bên nước Pháp nói rằng: “Cái lý trí của ta là cái để cho
các giác quan và cái tưởng tượng của ta sai khiến, những cái ấy là cái
quyền lực lưu đãng và giả trá; mà lý trí thì uốn ra mặt nào cũng được. Cả
là quân thượng, cả là nô lệ, ấy là cái lý trí của ta vậy
”. (Notre raison est un
jouet de nos sens et de notre imagination, puissances déréglées et
trompeuses et elle est déployable ở tout sens. Souveraine et esclave, telle est
notre raison). Chính nhà đại triết học nước Pháp là Pascal cũng nói phải lấy
tâm mới biết rõ các nguyên lý, là bởi “cái tâm có những lẽ của nó, mà lý trí
không biết được” (Le coeur a ses raisons que la raison ne connait point).
Vậy xét những việc sâu xa mà chỉ dùng lý trí là không đủ, cần phải có tâm
nữa, cho nên cái phương pháp dùng trực giác, dẫu Phan tiên sinh có tin hay
không mặc lòng, vẫn là cái phương pháp rất có giá trị trong khoa học.
Khổng giáo đã là một khoa triết học mà lại có thế lực trong xã hội như một
tông giáo, bởi vậy tôi nói cái tinh thần của Khổng giáo là cái tinh thần văn
hóa của dân tộc ta. Đời xưa khoa học chuyên môn không có, cho nên các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.