NHO GIÁO - Trang 645

người vẫn thích khoa học. Những điều Phan tiên sinh đã xướng lên tóm lại
là thế.
Nay tôi cứ theo lần lượt xem có điều trong những điều ấy, nên đem bàn lại,
thì bàn một lần này nữa cho rõ. Nói rằng nên giữ phần tu thân của Khổng
giáo, thì tôi cũng đồng ý với tiên sinh, không cần phải nói nữa. Còn nói
rằng cái gì nghịch với khoa học thì bỏ, tôi cũng có cái ý ấy, song tôi không
muốn nói như Phan tiên sinh; tôi muốn nói cái gì không thuận lý, cái gì
không hợp thời thì nên bỏ. Đại để những ý kiến ấy đều tương dung được cả.
Duy có những điều trong Khổng giáo mà Phan tiên sinh đã đem ra làm
chứng, bảo là nghịch với khoa học, hay là làm ngại trở cho khoa học thì tôi
không chịu, cho nên phải bàn lại cho rõ các lẽ.
a) Phan tiên sinh nói rằng: “Cái huyền học của Khổng giáo trái với khoa
học”, rồi tiên sinh dẫn cái thuyết “minh minh đức tân dân, chỉ ư chí thiện”
làm bằng chứng. Tiên sinh cho là “khoa học trọng chứng cứ và thực
nghiệm, cái thuyết minh tân chỉ là một cái lý tưởng cao siêu, chớ đem mà
đối chiếu với lịch sử thì không thể chứng nghiệm là thực được, v.v.” Trước
khi bàn cái thuyết ấy tôi xin sửa chữ tân lại là chữ thân cho đúng nguyên
văn. Bởi vì đến đời Tống, Trình tử và Chu tử lấy ý kiến của mình đổi chữ
thân ra làm chữ tân. Cái nghĩa tại làm sao các ông ấy lại muốn đổi đi như
thế, không phải là chỗ ta bàn ở đây. Song trong nguyên văn vẫn để chữ thân
mà những nho gia như Lục Tượng Sơn và Vương Dương Minh đều theo
nghĩa chữ thân cả. Mà xét kỹ ra, thì cứ theo nguyên văn để chữ thân mới
sáng nghĩa. Vậy sau này xin cứ theo chữ thân và nghĩa trong sách, cùng cái
ý của tiên nho mà xét xem cái thuyết ấy có đúng khoa học hay không.
Trong số 64, Phan tiên sinh không định rõ thế nào là nghĩa rộng và thế nào
là nghĩa hẹp của khoa học. Nay tôi cứ theo cái định nghĩa (définition) của
chữ khoa học mà đoán, thì nghĩa rộng của khoa học tức là nói tổng cộng các
mối trí thức của người ta, có lý quán thông và có phương pháp mà lập thành
thống hệ. Nghĩa hẹp là nói riêng về một mối trí thức rất xác thực như hóa
học, vật lý học, v.v.
Theo cái nghĩa rộng như đã nói ở trên, thì Khổng giáo là một khoa triết học
có lý quán nhất, có phương pháp và có thống hệ, tức là nó vẫn hợp với khoa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.