NHO GIÁO - Trang 647

là cùng với cha ta, cha người và cha thiên hạ hợp làm nhất thể. Có thực hợp
làm nhất thể như thế, thì rồi sau cái minh đức của sự hiếu mới sáng rõ ra
được. Ta thân anh ta là để cho kịp đến anh người và anh thiên hạ rồi sau cái
nhân của ta mới thực là cùng với anh ta, anh người và anh thiên hạ hợp làm
nhất thể. Có thực hợp làm một thể như thế, thì rồi sau cái minh đức của sự
đễ mới sáng rõ được. Vợ chồng cũng vậy, vua tôi cũng vậy, không có điều
gì là không thực có mà được thân như thế để đạt cái nhân nhất thể của ta.
Nhiên hậu cái minh đức của ta không có chỗ nào là không sáng, và mới thật
có thể lấy thiên địa vạn vật làm nhất thể được. Bơi thế mới nói rằng sáng
cái minh đức ra thiên hạ, và mới nói rằng gia tề, quốc trị, thiên hạ bình. Cái
thuyết minh minh đức thân dân khởi tự thân mình ra đến thiên hạ quán
thông như vậy. Nếu đổi chữ thân ra chữ tân thì cái lý ấy không suốt được.
Ba cái cương lĩnh trong sách Đại Họcminh minh đức, thân dânchỉ ư
chí thiện
. Minh minh đức là đối với mình, thân dân là đối với người, chỉ ư
chí thiện
là cái kết quả hoàn toàn của hai cái cương lĩnh kia. Đối với cái
cương lĩnh minh minh đức có năm điều mục là: cách vật, trí tri, thành ý,
chính tâm, tu thân
; đối với cái cương lĩnh thân dân có ba điều mục là: tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ
đều lấy lòng thân ái làm cốt yếu. Đối với mình
hay đối với người, đều phải đến chỗ chí thiện, tức là đến hết cái tính bản
nhiên của trời phú cho mới thôi.
Cái nghĩa của ba cương lĩnh trong sách Đại Học rõ như vậy, và quán thông
từ gốc chí ngọn, thật là rất hợp với phương pháp chứng luận của Tây. Nay
Phan tiên sinh theo cái nghĩa chữ tân mà cho là lấy mình mà cảm hóa mọi
người từ gần đến xa, tức là do nhà ra nước, ra thiên hạ là không phải và lại
trái với khoa học như tiên sinh đã nói. Vì tiên sinh không xét cho kỹ cái
nghĩa nguyên văn từ đời xưa, và lại nệ về cái học của ông Trình, ông Chu,
cho nên mới có sự lầm đó. Giá tiên sinh bẻ lỗi ông Trình, ông Chu thì phải,
chứ đem đổ lỗi ấy cho Khổng giáo thì thật là tiên sinh lầm.
Kế đến câu: “Người quân tử chẳng ra khỏi nhà mà nên sự giáo hóa trong
nước… Chưa hề có ai học nuôi con rồi sau mới gả chồng
”, tôi e lời phán
đoán của Phan tiên sinh cũng không đúng. Xin đem nghĩa cả đoạn ấy mà
cắt rõ ra xem có thực như lời tiên sinh nói không. Sau khi đem cái cương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.