NHO GIÁO - Trang 649

tự nhiên hiểu được. Việc trị dân cũng phải như vậy, mình phải tinh thành
yêu mến dân, thì lúc dân muốn cái gì, mình hiểu ngay. Nghĩa là phải lấy cái
tâm tinh thành, tức là cái trực giác mà hiểu dân, thì biết rõ sự cần dùng của
dân. Tâm là cái bản nhiên của trời phú cho, vẫn có sẵn ở trong người ta rồi,
không phải học mà được, hễ đừng để nó tế tắc về điều gì thì tự nó vẫn sáng
suốt. Bởi cái nghĩa ấy cho nên lấy câu “Chưa có học nuôi con rồi sau mới
gả chồng” mà kết luận. Câu ấy là theo cái nghĩa câu trên nói: Mẹ nuôi con
là bởi lòng tự nhiên yêu con mà hiểu sự thị dục của nó, chứ không phải có
học mới biết yêu con.
Cái nghĩa câu ấy là thế, chứ không phải như Phan tiên sinh đã hiểu: “Chưa
học nuôi con” là chưa học cách nuôi con như ta thường hiểu ngày nay. Bởi
tiên sinh hiểu như thế, cho nên mới nói là trái với khoa học.
Thiết tưởng rằng phàm đã gọi là triết học, tất có cái nghĩa tinh vi, hễ sai một
ly là đi một dặm. Nếu ta nghĩ không kỹ mà vội vàng phán đoán, thì thường
hay có sự sai lầm. Huống chi đã nói “bất dĩ từ hại ý

不以辭害意” thì ta há

lại không nên cẩn thận lắm hay sao? Cái thuyết của Phan tiên sinh đã không
đúng với nghĩa trong sách, mà lại lấy cái thuyết ấy bẻ sách, thì theo cái luật
của cô Logique mà tiên sinh đã quen đó, gọi là phạm vào luật nào?
Cái thuyết minh minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện là cái quan kiện của sự
học trong Khổng giáo, mà Phan tiên sinh phê bình một cách khinh suất như
thế, thì cũng lạ thật. Tiên sinh nên nghĩ lại xem phê bình như thế, có ích gì
cho sự học vấn không? Chác rằng tiên sinh cứ giữ cái ý kiến của mình mà
nói rằng: “Khoa học trọng cái chứng cứ thực nghiệm, v.v.” Vậy chứ tiên
sinh đã thấy có mấy cái lý thuyết triết học đúng hẳn với sự thực nghiệm
chưa? Khi ta xét một khoa triết học thuần lý thì ta phải xét xem nó có đúng
với cái lý mà đã nhận làm chuẩn đích hay không. Nếu có đúng, là hợp khoa
học rồi; chứ lại lấy cái triết học thực nghiệm mà xét cái triết học thuần lý,
thì xét sao được, bởi vì mỗi bên theo một phương pháp khác nhau, thì
không có thể lấy cái nọ mà xét cái kia được. Nếu lại muốn rằng các lý
thuyết của triết học phải đúng với sự thực nghiệm, thì tôi tưởng không còn
gì là triết học nữa. Vậy nói rằng cái thuyết minh minh đức thân dân không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.