[
]
Trong sách Mạnh Tử thường dùng chữ tình với chữ tài đồng một nghĩa. Chữ tình ở đây cũng
nghĩa như chữ tài.
[
]
Triệu Mạnh là quan đại phu của nước Tề.
[
]
Tống nho cắt nghĩa chữ chí
至 là cực, cho nên chí là trên, khí là dưới. Nhưng Minh nho
Vương Dương Minh nói nên để chữ chí là đến, vì sau có câu: “Trì kỳ chí, vô bạo kỳ khí”. Đã
trì kỳ chí lại vô bạo kỳ khí, việc nọ ở trong việc kia, chứ không phải là hai việc khác nhau. Xét
ra cái ý kiến ấy phải hơn.
[
]
Lục Tượng Sơn cho chương này phải chấm câu như thế này
必有事焉而勿正心 làm một câu,
勿忘,勿助長也 làm một câu. Câu dưới giải nghĩa cho câu trên, như là nói 心有事焉,勿忘
也,勿正心,勿助長也: cho cái nghĩa chữ chính 正 là mong chóng thành hiệu.
[
]
Cô thần là người làm tôi ông vua mất nước; nghiệt tử là đứa con trơ trọi một mình, trên không
có cha mẹ trông coi, dưới không có anh em giúp đỡ.
[
]
Công Thân Tử tức là Công Thâu Ban
公輸班 là một người thợ khéo đời Xuân Thu.
[
]
Dương Chu theo cái học thuyết của Lão Tử, chỉ biết yêu thân mình mà không biết cái ý nghĩa
trí thân
至身, tức là bỏ mình mà thờ vua, cho nên là không có vua. Mặc Địch theo cái chủ
nghĩa kiêm ái, coi người chí thân chẳng khác gì người đi đường, nên là không có cha.
[
]
Lục thuyết là sáu cái thuyết của mười hai nhà triết học mà Tuân Tử đã bác ở thiên Phi thập nhị
tử. Mười hai nhà triết học ấy là Đà Hiệu và Ngụy Mâu, Trần Trọng và Sử Do, Mặc Địch và
Tống Hình, Thân Đáo và Điền Biền, Huệ Thi và Đặng Tích, Tử Tư và Mạnh Tử.
[
]