NHO GIÁO - Trang 69

giờ là không có hậu tình. Vậy nên chữ nhân vẫn hàm cả nghĩa chữ ái. Vì có
nhân mới có ái, có ái mới có lòng thương người, yêu vật, muốn cho vạn vật
bao giờ cũng có cái khoái lạc mà sống ở đời. Bởi có lòng nhân cho nên
người ta mới hợp quần với nhau, mới có lòng bác ái, mới coi nhau như anh
em, xem cả đoàn thể như một người, cả vũ trụ như nhất thể. Đã như một
người thì hễ có chỗ nào đau là cả người thấy khó chịu. Cũng bởi nghĩa ấy
mà sách thuốc của ta gọi bệnh tê là ma mộc bất nhân

麻木不仁, vì người có

bệnh tê thì trong thân thể đau đâu cũng không biết. Người bất nhân ở trong
xã hội cũng như người có bệnh tê vậy, ai đau khổ thế nào, vật gì bị tai nạn
làm sao, cũng dửng dưng không hề cảm động chút nào.
Vậy đã nhân thì yêu người, yêu vật, muốn cho vạn vật các đắc kỳ sở. Lòng
yêu lòng muốn ấy đều xuất ư tự nhiên, không có miễn cưỡng chút nào, cho
nên mới gọi là an.
Nhân với an quan hệ với nhau rất là mật thiết. An là cái đức tính rất tốt của
người có nhân, lúc nào cũng tự nhiên nhi nhiên, mà làm việc gì cũng thung
dung trúng đạo. Người có nhân, tự mình có cái trực giác sáng láng, ở trong
bụng thì an lặng mà ứng ra ngoài thì việc gì cũng thích hợp với thiên lý chí
công chí thiện, cho nên bao giờ cũng an. Người bất nhân thì hay vị tư tâm,
tư trí, thành ra làm mờ tối mất cái trực giác, rồi cứ miễn cưỡng tìm cách làm
những điều tàn ác, trái với thiên lý, cho nên không lúc nào an được. Vậy có
an mới là nhân, mà đã nhân là an

安.

Nói tóm lại, nhân gồm cả thểdụng. Thể thì tịch nhiên im lặng và vẫn sẵn
có cái năng lực sinh tức ra các cái đức tính tốt, tức như cái hột trong quả,
bởi có hột mà mọc ra mầm, ra cành, ra lá. Cũng vì vậy mà ta gọi cái phần
ấy ở trong hột là nhân. Dụng thì dễ cảm dễ ứng, lúc nào cũng suốt đến cả
vạn vật, bởi vậy làm việc gì cũng trúng tiết và rất thích hợp với thiên lý.
Kẻ nhân giả suốt cả người đầy những tình cảm chân thực, cho nên đã nhân
thì bao giờ cũng hiếu đễ và trung thứ; kẻ bất nhân thì đầy những trí thuật,
rất khôn khéo, rất linh lợi, mà tình cảm đơn bạc và không chân thực, cho
nên thành ra gian ác tàn nhẫn. Bởi thế Khổng Tử nói rằng: “Cương, nghị,
mộc, nột, cận nhân

剛毅木訥,近仁: Cương trực, nghiêm nghị, chất phác,

trì độn là gần nhân” (Luận Ngữ: Tử Lộ, XIII), “Xảo ngôn lịnh sắc tiền hỹ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.