NHO GIÁO - Trang 70

nhân

巧言令色, 鮮矣仁: Nói khéo và sửa nét mặt cùng hình dáng bề ngoài

là ít có nhân vậy” (Luận Ngữ: Học nhi, I). Xét rõ ý nghĩa những câu ấy, thì
hiểu thế nào là nhân, thế nào là bất nhân. Nhân thì thật thà, chất phác và có
cái sinh thú áng nhiên; mà bất nhân, thất trung, thì khôn ngoan quỉ quyệt,
hay làm hại cái sinh cơ.
Nhân là cái gốc lớn của sự sinh hóa trong trời đất.
Thế gian nhờ đó mà đứng, vạn vật nhờ đó mà sinh, quốc gia nhờ đó mà còn,
lễ nghĩa nhờ đó mà phát hiện ra. Cho nên Khổng giáo lấy nhân làm cái tông
chỉ duy nhất trong tông giáo, chính trị và học thuật của thiên hạ. Đối với
từng người một thì nhân là cái hành xích để biết việc phải, trái, điều hay,
dở. Sự ngôn luận, sự hành vi của người ta mà hợp với đạo nhân là hay là
phải, trái với đạo nhân là dở là xấu.
Đạo nhân to lớn như vậy, sâu xa như vậy, cho nên cái học của Khổng Tử
chủ cả ở chữ nhân. Vì thế cho nên mới nói: “Quân tử vô chung thực chi
gian vi nhân, tháo thứ tất ư thị, điên bái tất ư thị
-

君子無終食之間違仁,

造次必於是,顛沛必於是: Người quân tử trong khoảng bữa ăn cũng
không trái nhân, vội vàng cùng phải theo nhân, hoạn nạn cũng phải theo
nhân” (Luận Ngữ: Lý nhân, VI). Vậy bao nhiêu việc hành vi đạo đức là căn
bản ở nhân cả.
Đạo nhân có thể vừa thấp cho ai cũng với đến được, mà cao thì cao vô
cùng. Đến bậc hiền như thầy Nhan Hồi cũng chỉ giữ được ba tháng không
trái đạo nhân mà thôi: mà chính Khổng Tử cũng nói rằng: “Nhược thánh dữ
nhân, tắc ngô khởi cảm

若聖與仁,則吾豈敢: Nếu bậc thánh và bậc nhân

thì ta sao dám” (Luận Ngữ: Thuật nhi, VII). Xem thế nào thì biết đạo nhân
thật là rộng, người không có chí học đạo nhân, không theo được. Học đạo
nhân thì phải lập chí theo cho đến cùng, dẫu chết cũng không bỏ. Khổng Tử
nói rằng: “Chí sĩ nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành
nhân

志士仁人,無求生以害仁,有殺身以成仁: Người chí sĩ bậc nhân

nhân, không ai cầu sống mà hại đạo nhân, chỉ có kẻ giết mình mà làm cho
thành đạo nhân” (Luận Ngữ: Vệ Linh Công, XV). Tăng Tử nói rằng: “Sĩ bất
khả dĩ bất hoằng nghị, nhiệm trọng nhi đạo viễn. Nhân dĩ vi kỷ nhiệm, bất
diệc trọng hồ? Tử nhi hậu dĩ, bất diệc viễn hồ?

士不可以不弘毅,任重而

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.