NHO GIÁO - Trang 74

biết chăm lo làm việc nghĩa của người, chứ biết thê nào được việc quỉ thần
mà nói những điều huyễn hoặc để gây thành những mối mê tín, hại cho việc
nhân nghĩa. Vậy nên Khổng Tử nói rằng: “Vụ dân chi nghĩa, kính quỉ thần
nhi viễn chi

務民之義,敬鬼神而遠之,可謂 知矣: Vụ lấy làm việc nghĩa

của người, còn quỉ thần thì kính mà xa ra” (Luận Ngữ: Ung dã, VI).
Kính và thành. Khổng Tử tin có Trời và có quỉ thần, chứ không phải như ý
kiến những người hiểu không rõ học thuyết của Ngài nói phỏng chừng rằng
đạo của Ngài là đạo vô thần. Đó là điều sai lầm rất quan hệ về đường khảo
cứu. Nhưng phải biết rằng Khổng Tử cho Trời là cái lý linh diệu chí công,
chí chính, mà quỉ thần là cái linh khí của trời đất, rất thông minh chính trực,
tất là Trời và quỉ thần không có thiên tư điều gì vậy. Người và vạn vật sinh
ra trong thế gian cùng bẩm thụ một lý một khí của Trời cả, duy chỉ có
thanh, trọc khác nhau mà thôi. Đã đồng lý, đồng khí thì tất có chỗ cảm ứng
được. Vậy nên đối với Trời và quỉ thần, người ta phải lấy lòng kính cẩn và
thành thực mà thờ phụng. Thiên Thái giáp hạ trong Kinh Thư nói rằng:
Duy thiên vô thân, khắc kính duy thân… quỉ thần vô thường hưởng, hưởng
vu khắc thành

惟天無親,克敬惟親…鬼神無常饗,饗于克誠: Trời

không thân với ai, chỉ thân với người hay kính... quỉ thần không thường
chứng giám cho ai, chỉ chứng giám cho kẻ hay thành”. Vậy chỉ có kính và
thành mới cảm động đến Trời và quỉ thần được.
Người ta sở dĩ biết có nhân, nghĩa, lễ, trí là nhờ cái tính của Trời phú cho,
vậy nên ta phải thờ Trời. Nhưng thờ Trời thì chỉ có cách lấy cái ý chân thực
và cái lòng kính cẩn mà giữ lúc động, lúc tĩnh, lúc chuyện trò hay lúc ngồi
im lặng, không lúc nào được khinh nhờn. Ấy là cách phụng sự rất chính, rất
phải. Bởi thế cho nên Khổng giáo lấy chữ kính

敬 làm quan trọng lắm.

Những lễ nghi của thánh nhân đời trước đặt ra mà có ý nghĩa, là cũng vì có
chữ kính. Nếu không có kính thì chỉ là cái hư văn rất phiền toái mà thôi.
Khổng Tử nói rằng: “Quân tử úy thiên mệnh

君子畏天命: Người quân tử

sợ mệnh Trời” (Luận Ngữ: Quý thị, XVI). Ta có sợ Trời, có giữ lòng kính
cẩn thì mới giữ được bụng ngay chính, để làm những điều nhân, nghĩa,
hiếu, đễ. Nếu trong lòng mà không chân thực và lại khinh nhờn, thì còn có
kị đạn gì nữa. Bởi thế Khổng Tử nói rằng: “Tu kỷ dĩ kính

脩己以敬: Lấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.