NHO GIÁO - Trang 76

mệnh; rõ hình ra ở cái lý nhất quán ai cũng như ai, gọi là tính; biến hóa ở
âm dương mà thành ra có tượng, có hình gọi là sinh; hóa đến cùng, số hết,
gọi là tử. Cho nên mệnh là cái bắt đầu của tính, tử là cái cuối cùng của sinh,
có cái bắt đầu thì ắt là có cái cuối cùng vậy” (Khổng Tử gia ngữ: Bản mệnh
giải, XXVI).
Chết rồi thì hài cốt chôn xuống đất dần dần tan nát đi, còn cái khí tinh anh
thì lên trên khoảng không gian sáng rõ rực rỡ: “Tử tất quy thổ, cốt nhục tệ ư
hạ, âm vi dã thổ, kỳ khí phát dương ư thượng vi chiêu minh

死必歸土,骨

肉斃於下,陰為野土,其氣發揚於上,爲昭明 (Lễ Ký: Tế nghĩa, XXIV).
Vậy chết không phải là hết. Chỉ hết cái hình hài mà thôi còn cái khí tinh anh
tức là tinh thần thì lại về chỗ sáng rõ ở trong vũ trụ.
Cái phần chiêu minh ấy ở trong người ta gọi là tâm

心. Tâm là cái thần

minh ở trong vạn vật, là cái tia sáng của Trời phú cho ta để hiểu biết các sự
vật. Vũ trụ sở dĩ có là bởi có cái tia sáng ấy, chứ không thì dẫu có cũng như
không mà thôi. Vạn vật nhờ có cái tia sáng ấy mà biết là có, và biết là có
Trời. Người ta có cái phẩm giá tôn quý là cũng nhờ có cái tâm, cho nên hễ
bỏ cái tâm đi thì vũ trụ chỉ là một khối vật chất vô tri vô giác, không có giá
trị gì cả. Có cái tâm thì trời đất rõ ràng, vạn vật linh hoạt. Bởi thế người
quân tử bao giờ cũng phải giữ cái tâm cho minh mẫn. Đến khi người ta
mệnh chung, cái tia sáng trở về Trời, mà cái vật chất thì hẩm nát đi. Bởi cái
lý tưởng ấy cho nên cổ nhân nói rằng: “Sinh ký dã, tử quy dã

生寄也,死

歸也: Sống là gởi vậy, thác là về vậy”. Chết là cái tinh thần về Trời.
Cổ nhân tin như thế, cho nên mới nói “Tam hậu tại thiên

三后在天”: ba vua

ở trên trời. Hay là: “Văn Vương trắc giáng, tại đế tả hữu

文 王 陟 降, 在 帝

左 右”. Những lời ấy làm bằng chứng rõ ràng là người ta chết cái tinh thần
không mất. Nhưng cái tinh thần ấy có cảm giác được như người sống nữa
hay không? Một hôm thầy Tử Cống hỏi Khổng Tử rằng: “Người chết rồi có
biết gì nữa không?” Ngài trả lời rằng: “Nếu ta nói người chết rồi mà còn
biết thì sợ những con cháu hiếu thảo liều chết để theo ông cha; nếu ta nói
người chết rồi mà không biết gì, thì sợ con cháu bất hiếu, cha mẹ chết bỏ
không chôn. Ngươi muốn biết người chết rồi có biết hay không biết, chuyện
đó không phải là chuyện cần kíp ngay bây giờ, rồi sau sẽ biết” (Khổng Tử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.