NHO GIÁO - Trang 79

mất, thì tự khắc là người ta biết phân biệt điều hay, điều dở. Điều hay là
phải theo, điều dở là phải bỏ, không lấy cái trí hẹp hòi mà câu chấp một mặt
nào hay một thuyết nào. Bất cứ điều gì, hễ nó hợp thời, thuận lý là được,
như thế thật là một đạo chiết trung, khiến cho lúc nào cũng giữ được cái lẽ
điều hòa tự nhiên mà lập thành cái nhân sinh triết lý rất uyên bác.
Đạo của Khổng Tử tuy nhận có quỷ, thần và có phân biệt sự sống, chết,
nhưng không lấy việc quỷ, thần mà đặt ra những điều mê tín, không lấy sự
sống, chết mà huyễn hoặc lòng người. Ngài chỉ cốt lấy nhân, nghĩa, lễ, trí
hiếu đễ trung tín làm đạo thường. Ngài cho những điều ấy là do cái minh
đức của thiên lý mà phát hiện ra, vậy nên phải theo thiên lý mà làm cho
sáng cái minh đức ấy, để khiến người ta càng ngày càng hay hơn, đến chí
thiện mới thôi. Đó là nghĩa câu ở đầu sách Đại Học: “Đại Học chi đạo, tại
minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện

大學之道在明明德,在親

民,在止於至善. Ba cái cương lĩnh: minh minh đức, thân dân, chỉ ư chí
thiện
, là cái quan kiện của sự học trong Khổng giáo.
Đạo của Khổng Tử lấy hai chữ chí thiện làm cực điểm. Chí thiện tức là
nhân. Từ đầu chí cuối chỉ có một mối, chủ lấy theo thiên lý làm gốc, dùng
hiếu, đễ, lễ, nhạc, mà khiến người ta tiến lên đến bậc nhân. Trước sau chỉ
theo một cái lý nhất thể ấy mà thôi, cho nên ngài nói rằng: “Ngô đạo nhất dĩ
quán chi

吾道一以貫之: Đạo của ta suốt từ đầu chí cuối chỉ có một mà

thôi” (Luận Ngữ: Lý nhân, IV). Câu ấy nói tóm hết cái đạo của Ngài, mà
làm cho cái thống hệ nhất thể rất sáng rõ. Đạo nhất quán ấy, gọi là trung thứ
hay là nhân nghĩa cũng là do đạo nhân mà ra cả. Có nhân là hiểu rõ và theo
đúng cái thiên lý thuần nhiên quán thông từ sự tư tưởng đến sự hành vi,
không có cái gì là không hợp với đạo nhất thể.
Trời phú tính cho người ta, tất là đã cho ta có cái đức sáng để hiểu: hiếu, đễ,
từ, v.v. Ta cố làm cho sáng cái đức sáng của ta để đối với người, với vật,
cho đến chí thiện mới thôi. Chí thiện là cái cực điểm của đạo nhất thể. Học
giả phải theo cái bản tính thuần nhất của Trời phú cho mà sửa đạo và lập
giáo. Vậy nên sách Trung Dung nói rằng: “Thiên mệnh chi vị tính, suất tính
chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo. Đạo dã giả, bất khả tu du ly dã; khả ly phi
đạo dã

天命之謂性,率性之謂道,修道之謂教。道也者,不可須臾離

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.