NHO GIÁO - Trang 81

đạo, tịch tử khả hỹ

朝聞道,夕死可矣: Buổi sáng được nghe mà hiểu được

đạo, buổi tối chết cũng thỏa” (Luận Ngữ: Lý nhân, IV). Đạo ấy rất hay,
nhưng ai theo thì phải thành thực lắm mới được. Nếu không thành thực thì
dẫu đạo ấy hay thế nào cũng là vô ích. Khổng Tử nói rằng: “Nhân năng
hoằng đạo, phi đạo hoằng nhân

人能弘道,非道弘人: Người có thể mở

rộng đạo, đạo không thể mở rộng người” (Luận Ngữ: Vệ Linh Công, XV).
Người thì có cái biết mà đạo thể thì vô vi; nhờ có cái biết nên người mới
làm cho đạo rộng lớn ra, chứ đạo tự nó không làm cho người rộng lớn ra
được. Bởi chưng đạo lập thành cái cùng cực của người, mà người là cái khí
cụ của đạo, cho nên đạo và người không lìa bỏ nhau được. Người phải dụng
lực đem cái đạo thể ở trong mình mình làm cho sáng rõ ra. Nếu người mà
không dụng lực, cứ muốn để cái đạo tự nhiên làm cho người ta lên đến chỗ
cao minh, quảng đại, thì không có bao giờ. Điều ấy ta nên nhớ mà cố gắng
hết sức trong sự học tập vậy.
Khổng Tử theo cái lý tưởng cho thiên lý lưu hành bất tức, cho nên cái học
của Ngài không nhận cái gì là nhất định và không cố chấp điều gì cả. Sách
Luận Ngữ chép rằng: “Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã

子絕四:毋

意,毋必,毋固,毋我: Khổng Tử tuyệt không có bốn điều là: không có ý
riêng tư, không đoán phỏng chắc trước, không cố chấp, không vị mình” (Tử
hãn IX)
. Sách Luận Ngữ lại chép rằng: “Khi bàn bạc đến cái đức tính của
những người hiền đời trước, như bọn ông Bá Di, Thúc Tề, Liễu Hạ Huệ,
v.v. người thì cương quá, người thì nhu quá, cho nên ngài nói rằng: “Ngã
tắc dị ư thị, vô khả vô bất khả

我則異於是,無可無不可: Ta thì khác thế,

không có cái gì nhất định là nên, không có cái gì nhất định là không nên”
(Vi tử, XVIII). Nghĩa là Ngài thì có thể cương cũng được, nhu cũng được, có
lúc kinh, có lúc quyền, lúc nào làm việc gì cũng thời trung và hợp lý, chứ
không chấp nhất. Người chấp nhất là hại đạo, vì đã chấp nhất thì chỉ biết
được một điều mà bỏ mất trăm điều. Những lời chép trên kia làm bằng
chứng rõ ràng cho cái ý nghĩa không cố chấp, và mấy chữ “vô khả vô bất
khả
” thật đã biểu thị rõ cái học điều hòa và chiết trung của Khổng Tử

9

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.