NHO GIÁO - Trang 84

vào cái cảnh ngộ nào mà tự mình không có cái thú”. Không lo được lo mất,
bao giờ cũng có cái sinh thú áng nhiên, thật là một cách ở đời rất vui thú, rất
sung sướng vậy.
Một hôm thầy Tử Lộ hỏi Phu Tử rằng: “Người quân tử có buồn không?”
Phu Tử nói rằng: “Vô dã. Quân tử chi tu hành dã, kỳ vị đắc chi dã, tắc lạc
kỳ ý; ký đắc chi, hựu lạc kỳ trị. Hữu chung thân chi lạc, vô nhất nhật chi ưu.
Tiểu nhân tắc bất nhiên, kỳ vị đắc dã, hoạn phất đắc chi; ký đắc chi, hựu
khủng thất chi, thị dĩ hữu chung thân chi ưu, vô nhất nhật chi lạc dã

無也。

君子之修行也,其未得之也,則樂其意;既得之,又樂其治。有終身之
樂,無一日之憂。小人則不然,其未得也,患弗得之;既得之,又恐失
之,是以有終身之憂,無一日之樂也: Không buồn gì. Cách sửa việc làm
của người quân tử, lúc chưa được đạt cái chí thì vui ở cái ý muốn của mình;
lúc đã đạt được rồi, thì vui ở chỗ được. Cả đời lúc nào cũng vui, không có
một ngày nào buồn. Kẻ tiểu nhân thì không thế, khi chưa được thì lo không
được. Khi đã được rồi lại sợ mất cái đã được. Bởi thế chỉ lo suốt đời, không
có một ngày nào vui” (Khổng Tử gia ngữ: Tai ách, XX).
Khổng Tử thường khen thầy Nhan Hồi rằng: “Hiền tai Hồi dã! Nhất đan tự,
nhất biều ẩm, tại lậu hạng. Nhân bất kham kỳ ưu, Hồi dã, bất cải kỳ lạc.
Hiền tai Hồi dã!

賢哉回也!一簞食,一瓢飲,在陋巷。人不堪其憂,

回也不改其樂。賢哉回也: Hiền vậy thay Nhan Hồi! Một giỏ cơm, một
bầu nước, ở chỗ ngỏ hẹp; giá người khác ở vào cảnh ấy thì lo buồn không
chịu được, thế mà Nhan Hồi không bao giờ đổi cái vui của mình. Hiền vậy
thay Nhan Hồi!” (Luận Ngữ: Ung dã, VI). Cái vui thầy Nhan Hồi là cái vui
Khổng Tử. Ngài muốn dạy người ta cách ăn ở cho lúc nào cũng có khoái
lạc, làm việc gì cũng theo cái cao hứng, cái trực giác mẫn nhuệ của mình
mà làm, làm cho đến kỳ cùng, xong rồi được thế nào lấy thế làm vui thú.
Cần lấy cái vui là cái vui trong bụng, lúc nào cũng an nhàn thư thái, mà vẫn
siêng năng cần mẫn. Khổng Tử tự tả mình rằng: “Kỳ vi nhân dã, phát phẫn
vong thực, lạc dĩ vong ưu, bất tri lão chi tương chí vân nhĩ

其為人也,發

憤忘食,樂以忘 憂,不知老之將至云爾!: Ta làm người, hễ có việc gì
nghĩ chưa ra, thì nghĩ đến quên ăn, nghĩ ra được, thì vui quên mất cả cái lo,
không biết cái già đã sắp đến vậy” (Luận Ngữ: Thuật nhi, VII). Xem thế thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.