NHO GIÁO - Trang 95

thị tri dã

知之為知之,不知為不知,是知也: Cái gì biết thì cho là biết,

cái gì không biết thì chịu là không biết, ấy là biết vậy” (Luận Ngữ: Vi chính,
II)
. Sự lý trong thiên hạ vô cùng, ta không thể biết hết được. Vậy cái gì quả
thật ta biết thì ta nhận là biết; cái gì ta không biết thì ta không nhận là biết.
Như thế tuy có điều ta không biết, nhưng cái bản tâm của ta vẫn không tự
khi, mà cái bản thể chân thực của sự biết cũng không bị mờ tối, ấy là sự biết
đó rồi. Lấy cái tâm thành thực ấy mà đối với sự học vấn để biện biệt sự
phải, trái, để suy nghĩ điều hay dở, thì sự biết của ta mới có thể tiến được.
Muốn là quân tử thì phải giữ đủ cả phần chất phác ở trong và phần văn hoa
ở ngoài, đừng để chếch lệch về phần nào. Khổng Tử nói: “Chất thắng văn
tắc dã, văn thắng chất tắc sử; văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử

質勝文

則野,文勝質則史。文質彬彬,然後君子: Chất hơn văn thì quê mùa,
văn hơn chất thì kém lòng thành thực, văn chất đều đều nhau, nhiên hậu
mới thật là quân tử” (Luận Ngữ: Ưng dã, VI). Chất phác mà quá hơn văn vẻ
là thô lỗ, văn vẻ mà quá hơn chất phác là hào nháng bề ngoài, trong không
có gì là thực, bởi vậy phải có văn và có chất đều nhau, đừng để bên nọ hơn
bên kia, thì mới thật là quân tử vậy.
Người quân tử thật là hoàn toàn thì rất khó. Thầy Tủ Lộ hỏi Khổng Tử thế
nào là người hoàn toàn, Ngài nói rằng: “Kiến lợi tư nghĩa, kiến nguy thụ
mệnh, cửu yêu bất vong bình sinh chi ngôn, diệc khả dĩ vi thành nhân hỹ!
見利思義,見危授命,久要不忘平生之言,亦可以為成人矣!: Thấy
lợi nghĩ đến nghĩa, thấy sự nguy cấp thì trao mệnh mình mà chống lại, lời
giao ước đã lâu năm mà không quên, người ấy cũng khá cho là người hoàn
toàn vậy” (Luận Ngữ: Hiến vấn, XIV). Thầy Nhan Uyên hỏi cái đức hạnh
của người hoàn toàn là thế nào, Khổng Tử nói rằng: “Thành nhân chi hạnh,
đạt hồ tình tính chi lý, thông hồ vật loại chi biến, tri u minh chi cố, đổ du
khí chi nguyên, nhược thử khả tắc vị thành nhân. Kỷ tri thiên đạo, hành
thân dĩ nhân nghĩa, sức thân dĩ lễ nhạc. Phù nhân, nghĩa, lễ, nhạc, thành
nhân chi hạnh dã, cùng thần tri hóa, đức chi thịnh dã

成人之行, 達乎情性

之理,通乎物類之變,知幽明之故,睹游氣之源,若此而可謂成人。
既知天道,行躬以仁義,飭身以禮樂。夫仁義禮樂成人之行也,窮神
知化, 德之盛也: Đức hạnh của bậc thành nhân là: đạt cái lý của tình tính,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.