chân như đo vậy?
Thật ra, chồng ba đứa lên nhau, chúng cũng không cao quá hai thước.
Bánh cắt xong, người hàng bánh cất đồng xu, còn Gavroche thì bảo hai đứa
trẻ:
— Chén thôi.
Hai đứa bé ngẩn ngơ nhìn chú. Chú bật cười.
— Ừ nhỉ! Các chú còn non quá, đã hiểu gì đâu.
Rồi chú nói lại:
— Ăn đi.
Vừa nói chú vừa đưa cho mỗi đứa một miếng bánh. Chú nghĩ rằng thằng
anh xứng đáng nói chuyện với chú hơn, phải khuyến khích nó và làm cho nó
ăn uống mạnh dạn. Chú đưa miếng bánh to nhất cho nó và bảo:
— Tọng vào nòng súng đi.
Trong ba phần bánh, có một phần bé nhất, chú lấy phần ấy.
Mấy đứa bé khổ sở đói meo, kể cả Gavroche. Chúng ăn ngốn ngấu và
đứng dàn ra chật cửa hàng. Người chủ tiệm đã lấy tiền rồi nên nhìn các chú
một cách bực bội.
Gavroche hiểu ý bảo:
— Chúng ta trở về đường phố thôi.
Chúng lại đi về hướng nhà ngục Bastille. Chốc chốc, khi qua các cửa hiệu
đèn sáng, thằng bé nhất dừng lại, giở cái đồng hồ chì buộc lủng lẳng trên cổ
ra xem giờ. Gavroche bảo:
— Quả thật thằng này chưa biết gì cả.
Rồi nghĩ ngợi, chú lầm bầm:
— Chà, nếu mà ta có con, thì ta phải giữ gìn kỹ hơn kia.
Khi ba đứa ăn hết bánh thì cũng vừa hết chỗ rẽ sang con đường Ballets
buồn bã, ở cuối đường có nhà lao La Force với cái cửa thấp, rất dễ ghét. Lúc
ấy có tiếng ai reo:
— Ô, kìa, Gavroche, mày đấy ư?
Gavroche cũng bảo:
— Ô, kia, Montparnasse hóa ra cậu ư?
Kẻ gọi Gavroche là một người lớn, chính là Montparnasse chứ không ai
khác, nhưng Montparnasse cải trang, mắt đeo kính xanh, cải trang mà