huống vô cùng nguy hiểm. Hắn đã thoát hẳn đâu. Lên đến Trại Mới,
Thénardier bắt gặp đoạn dây đứt buộc lơ lửng ở miệng ống khói. Nhưng dây
ngắn quá Thénardier không thể dùng để vượt qua khoảng cách giữa mái nhà
này và bức tường bọc, như Brujon và Gueulemer trước đấy. Từ phố Ballets
rẽ qua phố vua Sicile thì ai cũng thấy ngay ở bên phải một khoảng lõm tồi
tàn. Ở đấy trước kia là một tòa nhà, bây giờ chỉ còn trơ bức tường hậu cao
vòi vọi tiếp giáp các ngôi nhà còn nguyên vẹn ở hai bên. Cái di tích này còn
nhận ra được nhờ hai cái cửa sổ vuông to còn sót lại, cái ở giữa, gần chái bên
phải hơn được chắn lại bởi một đòn ngang han mục. Qua các cửa ấy ngày
trước, người ta nhìn thấy một bức tường cao to ảm đạm, vốn là một mảnh
của vành thành bọc con đường tuần tra của nhà lao La Force.
Khoảng trống ở đường phố do ngôi nhà bị phá hủy để lại đã được che lấp
một nửa bởi một hàng rào song gỗ mục nát dựa vào năm trụ đá. Trong rào,
tựa vào bức tường cũ, có một cái nhà gỗ nhỏ. Hàng rào song có một cửa ra
vào mấy năm trước đây chỉ gài chốt. Khoảng ba giờ sáng, Thénardier tới
đỉnh bức tường thành ấy.
Thénardier đến đấy bằng cách nào? Điều này chưa bao giờ người ta hiểu
và giải thích được. Chớp giật hình như vừa làm rầy nó vừa giúp đỡ nó. Nó có
dùng thang gỗ và giàn giáo của thợ lợp để chuyển từ mái này sang mái khác,
từ rào này sang rào khác, từ po khác, từ phòng này qua phòng khác ở các trại
sân Saint Louis, từ đó qua bức tường thành quanh đường tuần tra để đến cái
nhà nát phố vua Sicile không? Thế nhưng đi theo hành trình này thì có
những đoạn đứt quãng có lẽ không khắc phục được. Hay là nó đã dùng tấm
ván giường của nó bắc một cái cầu từ mái Mỹ Phòng qua bức tường khu tuần
tra? Rồi nó bò lết trên ngọn tường quanh nhà lao để đến cái nhà nát? Tuy
nhiên bức tường đó nhô răng cưa và cao thấp không chừng, ngang trại Cứu
Hoả nó thấp xuống, đến Nhà Tắm nó cao lên; lại có những nhà cửa cắt ngang
tường; chỗ khách sạn Lamoignon, tường không cao như chỗ phố Pavée và
chỗ nào cũng đều có những mảng tụt, những góc đứng. Ngoài ra lính gác rất
dễ thấy cái dáng đen sì của tên vượt ngục. Cả hai cách đều không thể dùng
để trốn thoát. Hay là Thénardier đã sáng tạo ra một cách vượt ngục thứ ba,
bởi vì đầu óc hắn đã rực sáng nhờ khao khát tự do một cách ác liệt, sự khao
khát đó như có phép thần biến vực thẳm thành hào cạn, song sắt thành nan