NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ - Trang 128

phạt, luật pháp có đi quá trớn hơn là kẻ phạm tội quá trớn khi lầm lỗi không?

Có phải cán cân công lý đã quá nghiêng về phía bắt đền tội không? Xử phạt

nặng như thế có phải là để kẻ phạm tội chuộc tội không? Hay là lại đưa đến

kết quả đảo ngược vai trò, biến cái sai lầm của kẻ phạm tội ra cái sai lầm của

con người trấn áp, biến thủ phạm thành nạn nhân, biến con nợ thành chủ nợ

và cuối cùng đem công lý đặt về bên kẻ đã xâm phạm vào công lý? Phải

chăng hình phạt ấy, cái hình phạt liên tiếp gia nặng thêm vì các lần toan vượt

ngục, cuối cùng chỉ là một thứ ức hiếp của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, một tội

ác của xã hội đối với cá nhân, một tội ác hàng ngày tái diễn và kéo dài đến

mười chín năm trời?

Anh tự hỏi xã hội sao lại có quyền bắt con người phải chịu đựng, một mặt

là cái thói không phòng xa phi lý, một mặt là cái lối đề phòng quá tàn nhẫn

của nó? Sao lại có quyền ép một người xấu số vào cái thế hiểm, giữa một cái

thiếu và một cái thừa, thiếu việc làm và thừa hình phạt? Đối với những phần

tử vì rủi ro mà chịu thiệt thòi nhất trong sự phân phối của cải, đáng lẽ họ

phải được chiếu cố nhất, lại đối xử với họ như thế có phải là quá đáng

không?

Các câu hỏi ấy đặt ra và giải quyết xong, anh xét xử và lên án xã hội. Xã

hội trở thành mối căm thù của anh. Anh cho xã hội phải chịu trách nhiệm về

số phận anh đang chịu và định bụng một ngày kia sẽ hỏi tội nó. Anh nhận

định việc anh làm thiệt hại cho người ta chẳng bắc đồng cân được với cái

việc người ta làm thiệt hại cho anh. Và anh kết luận rằng, cái án của anh, thật

ra không phải là oan uổng nhưng rõ ràng là bất công.

Giận dữ thì có thể mất trí và vô lý. Người ta có thể nổi nóng sai. Nhưng

khi người ta căm phẫn thì xét cho cùng người ta đã nắm lẽ phải ở chỗ nào

đấy. Jean Valjean cảm thấy căm phẫn. Vả lại, xã hội chỉ làm hại. Luôn luôn

anh thấy xã hội chỉ có một bộ mặt giận dữ là hình án. Bộ mặt ấy nó luôn

luôn giương ra cho những kẻ nó đem ra trừng trị! Còn mọi người chung

quanh thì họ động đến anh là chỉ để giày vò. Mỗi lần tiếp xúc với họ là một

vố đau đớn. Từ nhỏ đến giờ, anh chưa từng biết một lời nói thân mật, một cái

nhìn thương mến, kể cả đến của mẹ và chị trong nhà cũng thế. Hết đau khổ

này đến đau khổ khác, dần dần anh tin quyết rằng đời là một cuộc chiến

tranh và trong cuộc chiến tranh ấy, anh là kẻ chiến bại. Anh chỉ còn một thứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.