Thứ nhất: Xin ông Giám Đốc Cảnh Sát chú ý.
Thứ hai: Những người bị giam cứu từ phòng dự thẩm về thường
phải cởi giầy ra, đi chân không để người ta khám xét. Nhiều người
vì thế bị ho khi vào nhà pha. Như thế hao tốn cho quỹ bệnh xá.
Thứ ba: Việc theo dõi kẻ phạm pháp bằng cảnh sát đặt từng
chặng thì tốt, nhưng trong những trường hợp quan trọng, cần phải
có hai cảnh sát ở gần nhau, trông thấy được nhau, để khi một
người khiếm khuyết vì một cớ gì đó thì người kia có thể kiểm tra và
thay thế.
Thứ tư: Không hiểu tại sao nội quy riêng của ngục
Madelonnettes lại cấm tù nhân không được có ghế, dù họ có chịu
trả tiền cũng không.
Thứ năm: Ở ngục Madelonnettes, cantine chỉ có hai chấn song,
nên chị bán hàng có thể để tù nhân sờ tay mình được.
Thứ sáu: Những tù nhân có trách nhiệm gọi những tù nhân khác
ra phòng tiếp, bắt người ta phải trả hai xu mới gọi rõ tên, như thế
là một sự đánh cắp.
Thứ bảy: Trong xưởng dệt, cứ mỗi sợi chỉ bung, tù nhân phải
chịu khấu mười xu; như thế là người thầu khoán đã lạm dụng, bởi
vì vải không vì thế mà kém phẩm chất.
Thứ tám: Để những người khách thăm quan ở ngục La Force
phải qua sân trẻ con mới đến được phòng tiếp của ngục Saint
Marie Égyptienne là điều bất lợi.
Thứ chín: Ngày nào người ta cũng nghe thấy ở sân Thị Sảnh
những viên sen đầm kháo nhau chuyện quan tòa hỏi cung bị cáo.
Một viên sen đầm đáng lẽ phải nghiêm túc, mà kể lại những chuyện
đã nghe được ở phòng dự thẩm thì là một sự mất nề nếp nghiêm
trọng.
Thứ mười: Bà Henri là một người ngay thẳng; cantine của bà ấy
khá sạch sẽ; nhưng để một người đàn bà giữ cửa của cái bẫy chuột
bí mật thì không tốt. Điều ấy không đáng tồn tại ở nhà Khám Lớn
của một nước văn minh”.»
Javert viết những dòng chữ trên rất bình tĩnh và rất đúng thể cách, không