NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ - Trang 371

như một con ốc bị đập vỡ. Cầu thang có hai tầng, quân Anh bị vây trong cầu

thang, dồn lại ở các bậc trên cao, đã phá đứt các bậc dưới thấp. Đó là những

phiến đá xanh rộng đổ thành đống giữa vạt dền gai. Độ mười bậc còn dính

vào tường, bậc thứ nhất có khắc hình một cái đinh ba. Các bậc không leo lên

được này còn gắn vững vào trụ. Phần còn lại thì như hàm răng rụng. Hai cây

mọc trước kia hãy còn đó: Một cây đã chết, cây kia bị thương ở gốc, đến

tháng tư thì xanh lại. Từ 1815, nó lại lớn lên, đâm xuyên qua cầu thang.

Hai bên tàn sát lẫn nhau trong nhà nguyện. Ở đấy, bây giờ đã yên lặng và

trông rất lạ lùng. Từ ngày có cuộc đổ máu, không làm lễ nữa. Tuy vậy, cái

bàn thờ bằng gỗ vẫn còn nguyên, áp sát vào vách đá xù xì. Bốn vách quét

vôi, một cửa ra vào đối diện với bàn thờ, hai cửa sổ nhỏ có vòm cuốn. Trên

cửa, một thánh giá to bằng gỗ, phía trên thánh giá, một lỗ thông hơi hình

vuông, có một bó rơm nhét kín; trong góc, dưới đất, một khung cửa kính cũ

vỡ nát. Pho tượng gỗ xưa của nữ Thánh Anne đóng hẳn vào cạnh bàn thờ.

Cái đầu của Chúa Hài Đồng bị đạn bay mất. Quân Pháp làm chủ nhà nguyện

một lúc, khi buộc phải rút ra ngoài đã châm lửa đốt. Thánh đường ngập lửa

cháy như một lò than. Cửa ra vào cháy, sàn nhà cháy, nhưng tượng Đấng

Christ bằng gỗ lại không. Lửa chỉ thiêu các ngón chân, rồi ngưng lại để trơ

lại bên chân cụt ngón xém đen. Người trong vùng cho đó là một việc thần

kỳ. Chúa Hài Đồng bị cụt đầu, cũng không may mắn gì hơn Chúa Cứu Thế.

Trên vách đầy chữ. Bên chân tượng Chúa Cứu Thế có tên: Henquinez. Rồi

các tên khác: Rio Maïor Marques, Almagro. Cũng có nhiều tên Pháp với dấu

than đằng sau, biểu thị sự căm giận. Các quốc gia chửi nhau trên ấy. Đến

năm 1849 các bức tường này đã được quét vôi lại. Chính ở trước cửa nhà

nguyện này người ta đã nhặt được xác một chiến sĩ trên tay còn ghì chặt cái

búa. Đó là xác của thiếu úy Legros.

Ra khỏi nhà nguyện, về bên trái, có một cái giếng. Trong sân có những

hai cái giếng. Người ta đặt câu hỏi: Tại sao ở giếng bên trái này không có

gầu và ròng rọc? Vì người ta không lấy nước ở đây nữa. Tại sao lại không

lấy nước nữa? Vì trong đó đầy xương người. Người cuối cùng còn múc nước

giếng này là Guillaume Van Kylsom. Ông ta là một nông dân chuyên làm

vườn ở Hougomont. Ngày 18 tháng 6 năm 1815, gia đình ông ta chạy trốn

vào rừng. Dân chúng khốn khổ trong rừng cũng chạy tan tác như vậy. Cánh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.