những lời trẻ con lúc nào cũng ý nhị làm cho mọi người cười và mơ mộng.
Chính ở giữa bốn bức tường ảm đạm này, một em gái nhỏ năm tuổi một hôm
thốt lên câu này: “Mẹ ơi! Một chị lớn vừa bảo con rằng chỉ còn phải ở đây 9
năm 10 tháng nữa thôi. Sung sướng quá nhỉ!”
Cũng ở đây người ta đã được nghe những câu đối thoại đáng ghi nhớ mãi
mãi này:
Một mẹ tư vấn: Con ơi sao con khóc?
Em gái nhỏ (sáu tuổi) nức nở: Con bảo Alix rằng con thuộc lịch sử Pháp.
Alix cứ bảo là con không thuộc, thế mà con thuộc thật.
Alix (em lớn, chín tuổi): Không, nó không thuộc đâu.
Mẹ: Con ơi! Thế nào là nó không thuộc?
Alix: Nó bảo con là cứ mở quyển sử ra, bất cứ trang nào và hỏi nó một
câu có ở trong sách, nó sẽ trả lời được cho coi.
— Thế rồi sao?
— Nó không trả lời được.
— Xem nào, con hỏi nó câu gì?
— Con đã mở quyển sách như nó bảo và đã hỏi nó câu hỏi đầu tiên con
thấy.
— Thế câu hỏi ấy là câu hỏi gì?
— Như thế này: Sau đó thì thế nào?
Cũng ở đây, ta nghe thấy một lời nhận xét sâu sắc về một con vẹt hơi
tham ăn của một bà lưu trú:
— Con vẹt này mới ngộ chứ. Nó ăn cái phần nhân trên bánh, như là
người ấy.
Cũng ở trên một viên đá lát nhà tu kín ấy, người ta đã nhặt được những
lời thú tội sau đây của một kẻ phạm tội lên bảy tuổi chép trước vào giấy để
khỏi quên:
“Thưa cha, con tự thú đã mắc tội hà tiện".
“Thưa cha, con tự thú đã mắc tội ngoại tình".
“Thưa cha, con tự thú đã mắc tội ngửa mặt lên nhìn đàn ông”.
Cũng ở trên một chiếc ghế đá trong vườn này, một cái miệng hồng sáu
tuổi đã đặt ra câu chuyện nhỏ này mà những cặp mắt xanh bốn, năm tuổi
nghe chăm chú: