này bà ấy sẽ chữa lại đôi chỗ hư hỏng tí chút, rồi sơn lại một loạt,
thế là cái buồng của tôi trở thành một nhà bảo tàng thật sự. Bà ấy
cũng tìm được trong một xó kho thóc hai cái bàn chân quỳ kiểu
xưa. Thợ họ đòi hai écu sáu francs mới sơn lại, nhưng tốt hơn là để
tiền ấy cho kẻ nghèo; với lại cái bàn ấy trông cũng xấu xí, tôi thích
một cái bàn tròn bằng gỗ đào hoa tâm hơn.
Tôi thấy mình luôn được sung sướng. Ông anh tôi tốt quá. Ông
đem tất cả cho kẻ khó và người ốm đau. Vì thế chúng tôi khá lúng
túng. Xứ này mùa đông lại gay gắt mà cũng phải làm một cái gì
cho những kẻ thiếu thốn. Chúng tôi chỉ còn vừa đủ tiền củi sưởi và
dầu đèn. Bà chị thấy không? Như thế cũng rất dễ chịu!
Ông anh tôi lại có cái thói quen riêng. Lúc chuyện trò, ông nói
rằng một ông Giám Mục phải như thế mới được. Bà chị cứ hình
dung cho là nhà chẳng bao giờ đóng cửa. Muốn vào thì cứ vào và
một bước là ở ngay trong buồng ông ấy. Ông chả sợ gì cả. Ban đêm
cũng vậy. Ông cho đó là dũng cảm riêng của ông. Ông không muốn
tôi sợ giùm cho ông, mà cũng không muốn cho bà Magloire phải
sợ. Ông xông pha mọi thứ nguy hiểm nhưng lại không muốn chúng
tôi có vẻ để ý đến. Cũng phải biết cái lối của ông ấy là thế.
Trời mưa ông cũng đi, gặp nước ông cũng lội, mùa đông ông
vẫn đi xa. Ông chẳng sợ gì đêm tối, đường xá không an toàn ông
cũng mặc; ông cũng chẳng ngại gì đụng đầu với những tên vô lại.
Năm ngoái, ông đi một mình đến một vùng trộm cướp. Ông
không muốn đem chúng tôi theo. Ông vắng biệt những nửa tháng.
Lúc ông trở về, hóa ra chẳng có chuyện gì xảy ra cả, người ta
tưởng ông chết thì ông lại rất khỏe mạnh. Ông nói: “Người ta đã
cướp bóc tôi như thế này đây!” Và ông mở chiếc hòm đựng đầy các
bảo vật của nhà thờ Embrun, mà bọn cướp đã tặng ông. Lần ấy,
trên đường về, chẳng là tôi cùng một số bạn bè của ông đã đi hai
dặm để đón ông, tôi không kìm mình được nên có cằn nhằn ông một
chút, nhưng đã chú ý chỉ nói lúc chiếc xe kêu lạch cạch để không
một ai nghe thấy.
Thời gian đầu tôi tự bảo: “Không có nguy hiểm gì làm ông chùn