NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ - Trang 730

chuyện rằng năm 1793, hồi mười sáu tuổi ông đã bị tống vào nhà lao khổ sai

vì phản động và bị xiềng chung với một ông già tám mươi tuổi, Giám Mục

Mirepoix, cũng phản động, nhưng là giáo sĩ phản động, còn ông thì là quân

nhân phản động. Bấy giờ là ở nhà lao Toulon. Nhiệm vụ của hai người ấy là

cứ đêm đến thì ra nơi máy chém nhặt những đầu lâu và thi thể những người

bị chém ban ngày; họ vác trên lưng những thân người đầm đìa máu chảy và

sau gáy họ chiếc áo khoác đỏ tù khổ sai của họ, có một lớp máu, buổi sáng

thì khô, buổi tối thì ướt. Những câu chuyện bi thảm ghê gớm ấy, người ta

thường kể nhiều trong phòng khách của bà T. Vì nguyền rủa Marat nhiều

quá, người ta hóa ra hoan nghênh Trestaillon. Một vài nghị sĩ vào loại

“không kiếm được

[165]

đến đây chơi bài. Ông Thibord Du Chalard, ông

Lemarchant De Gomicourt và kẻ trào phúng nổi tiếng của cánh hữu, ông

Cornet Dincourt. Ông thẩm phán De Ferrette, với chiếc quần ngắn và bộ

chân gầy, thỉnh thoảng tạt vào phòng khách này khi đi đến ông Talleyrand.

Ông đã là bạn ăn chơi của Bá Tước D’Artois và ngược lại với Aristote đã bò

cho Campaspe cưỡi, ông đã khiến cho ả Guimard bò dưới đất và như thế đã

tỏ cho cổ kim biết một vị thẩm phán đã trả thù cho một nhà triết học.

Còn các giáo sĩ thì có Linh Mục Halma, người đã được nghe ông Larose,

cộng tác viên của ông ở báo Tiếng Sét nói với mình: “Chà, ai mà không năm

mươi tuổi, trừ mấy thằng nhãi con thôi!”, Viện Trưởng Letourneur, người

giảng đạo của nhà vua, Viện Trưởng Frayssinous, lúc ấy chưa là Bá Tước,

chưa là Giám Mục, chưa là Thượng Thư, chưa là Nguyên Lão Nghị Viện và

lúc nào cũng mặc một cái áo thầy tu cũ, đã mất khuy, và Viện Trưởng

Keravenant, cha xứ ở Saint Germain Des Prés. Thêm vào đó có Đức Khâm

Mạng của Giáo Hoàng hồi đó là Đức Cha Macchi, Tổng Giám Mục Nisibi

sau này là Giáo Chủ, đáng chú ý vì cái mũi dài có dáng nghĩ ngợi của ngài.

Còn một Đức Cha Palmieri, Linh Mục ở triều đình Giáo Hoàng, một trong

bảy vị tham nghị, cai quản Nhà Thờ vòng ngoài, hiện hộ sư của các vị

thánh

[166]

là người trông coi các vấn đề phong thánh, gần như là công cáo

viên về ban thiên đường. Sau nữa có hai Giáo Chủ, Đức Cha De La Luzerne

và Đức Cha De Clermont Tonnerre. Đức Giáo Chủ De La Luzerne là một

nhà văn và vài năm sau vinh dự là ký giả những bài báo trong tờ “Người Bảo

Thủ” bên cạnh những bài của Chateaubriand. Đức Cha De Clermont

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.