đưa đi đưa lại con mắt cú vọ nhìn khắp lớp học, rồi gọi lần thứ ba: Marius
Pontmercy! Tôi trả lời: Có mặt! Thế là anh không bị gạch tên.
Marius cảm động nói:
— Anh!
Laigle nói thêm:
— Còn tôi thì bị xóa sổ.
Marius bảo:
— Tôi không hiểu anh nói gì.
Laigle nói tiếp:
— Có gì rắc rối đâu. Tôi ngồi gần bàn của giáo sư, để khi gọi tên thì trả
lời nhanh và cũng ngồi gần cửa để chuồn cho chóng. Giáo sư nhìn tôi chằm
chằm. Bỗng nhiên lão ta nhảy sang chữ L. chữ đầu tên của tôi. Tôi ở Meaux
và tên là Laigle.
Marius ngắt lời:
— Laigle! Cái tên đẹp nhỉ.
— Vâng! Lão Blondeau gọi đến cái tên đẹp ấy, lão hét: Laigle! Tôi trả
lời: Có mặt. Lão Blondeau bấy giờ nhìn tôi với cái vẻ dịu dàng của con hùm,
mỉm cười và bảo: Nếu anh là Pontmercy thì anh không phải là Laigle.
Câu ấy chắc có làm phật lòng anh phần nào nhưng đối với tôi thì nó mới thật
là thảm hại. Nói câu ấy xong, lão gạch tên tôi.
Marius kêu:
— Thưa anh! Tôi ân hận quá.
Laigle ngắt lời:
— Trước hết tôi muốn xông hương ướp xác lão Blondeau, bằng mấy lời
ca tụng, coi như lão chết rồi. Chẳng có gì khác đối với con người gầy như
que củi, trắng bệch, lạnh ngắt, cứng đờ và hôi hám ấy. Tôi nói: «Erudimini
qui judicatis terram.» Đây là mồ mả Blondeau đó, «bos disciplinæ»
chó canh gác, ông thần điểm danh, thuở sinh thời ngay thẳng, vuông vắn,
đúng đắn, cứng rắn, lương thiện và khả ố. Chúa Trời đã gạch tên lão như đã
gạch tên tôi.
Marius nói tiếp:
— Tôi thật buồn…
— Anh bạn trẻ ơi! Anh nên coi đó là một bài học. Về sau thì đến lớp cho