rộng hãy còn ướt. Chắc người gửi thư cũng ở gần đây thôi. Chàng đọc:
«“Thưa ông hàng xóm thanh niên đáng mến,
Tôi được biết sáu tháng chước đây, ông có lòng tốt trả hộ tôi
món tiền nhà. Tôi cầu mong ông hưởng mọi sự tốt lành. Con gái
lớn của tôi sẽ thưa để ông rõ gia đình tôi gồm bốn miệng ăn, vợ tôi
thì đang ốm, từ hai hôm nay cả nhà chưa có hột nào vào miệng. Tôi
tin rằng tôi có thể hy vọng ở tấm lòng hào hiệp của ông, ông sẽ
thương lấy chúng tôi và xẵn lòng ban cho chúng tôi chút gì trong
lúc khó khăn này.
Tôi xin kính chào ông, một kẻ ban phúc cho nhân loại.
Jondrette
T.B: Thưa ông, con cháu sẽ đợi lệnh ông”.»
Từ hôm qua, Marius vẫn loay hoay với câu chuyện vừa qua kỳ dị, tối tăm,
thì bức thư này đến như một ngọn nến thắp lên trong hầm kín. Tất cả như
bừng tỏ. Người viết thư này cũng là người viết bốn bức thư kia. Cũng một
thứ chữ, cùng một giọng văn, cùng một lối viết, cùng một thứ giấy, cùng một
mùi thuốc lá.
Năm lá thư, năm câu chuyện, năm tên người, năm chứ ký, nhưng chung
quy chỉ một người. Viên đại úy Tây Ban Nha Alvarès, bà mẹ Balizard đáng
thương hại, nhà viết kịch Genflot, lão nghệ sĩ Fabantou đều là Jondrette cả,
nếu Jondrette không là một tên giả nốt.
Như ta biết, Marius về ở căn nhà này đã khá lâu, nhưng Marius có mấy
khi thấy bóng những người hàng xóm nhỏ mọn sống cạnh chàng. Tâm trí
chàng để tận đâu đâu, mà trí ở đâu tức là mắt ở đó. Chắc hẳn chàng đã gặp
những người trong gia đình Jondrette nhiều lần ngoài hành lang hay dưới cầu
thang; nhưng đối với chàng, họ chỉ là những cái bóng. Chàng vô ý đến nỗi
tối hôm qua đâm phải hai cô Jondrette mà không nhận biết; đích là hai cô,
chẳng còn gì khác. Và cũng vì thế mà khi cô này vừa bước chân vào nhà,
chàng vừa cảm thấy thương hại, ghê tởm, vừa mang máng nhớ như đã có gặp
cô ta ở đâu rồi.
Bây giờ chàng rõ tất cả. Chàng hiểu rằng lão láng giềng trong cơn khốn
quẫn, dùng thủ đoạn lợi dụng lòng hảo tâm của những người từ thiện: Lão